Đạo đức kinh doanh trong bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.1 KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

1.1.3. Đạo đức kinh doanh trong bối cảnh quốc tế

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các mối quan hệ kinh doanh liên lục địa và liên văn hóa có thể gặp một số khó khăn đơn giản vì các nền văn hóa khác nhau tuân theo các chuẩn mực khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí, lịch sử và các định hướng tôn giáo của họ. Tương tự, các quan niệm về đạo đức kinh doanh và các hệ tiêu chuẩn, nguyên tắc cũng thay đổi. Gordon Jack, Steven Glasgow, Thomas Farrington and Kevin O’Gorman (2015) đã nghiên cứu về đạo đức kinh doanh trong bối cảnh quốc tế và mô tả quan điểm về đạo đức kinh doanh của một số quốc gia và khu vực như sau:

24 Ở châu Phi các mối quan hệ xã hội và kinh doanh dựa trên Ubuntu (có nghĩa là nhân loại). Trong các nguyên tắc của Ubuntu, nghĩa vụ chung sống hài hòa, trong nội bộ và giữa các thế hệ là mấu chốt. Trong tất cả mọi việc, quyết định của cộng đồng và lãnh đạo bằng sự đồng thuận là ưu tiên hàng đầu. Từ quan điểm Ubuntu, các doanh nghiệp ở châu Phi cũng thể hiện các thuộc tính này, đặc biệt là trong quản lý. Về chiến lược, Ubuntu yêu cầu các doanh nghiệp xem xét tất cả các bên liên quan của họ khi đưa ra các quyết định kinh doanh. Với định hướng cộng đồng, Ubuntu đề cao tinh thần đồng đội và trách nhiệm tập thể đối với thành công, thưởng nhóm hơn là thưởng cá nhân. Nhân viên làm việc không hiệu quả phải chịu sự kiểm soát của đồng nghiệp hoặc thậm chí gia đình, những người cố gắng giúp đỡ nhân viên này tiến bộ hơn.

Ở các nước Hồi giáo Trung Đông

Hồi giáo là tôn giáo phát triển nhanh nhất thế giới, với khoảng 50 quốc gia có dân số đa số theo đạo Hồi. Từ 'islam' trong tiếng Ả Rập có nghĩa là "hòa bình có thể đạt được thơng qua sự phục tùng ý muốn của Đức Chúa Trời trong mọi khía cạnh của cuộc sống”. Giá trị cốt lõi của đạo Hồi xoay quanh lòng dũng cảm, sự rộng lượng, khiêm tốn, kiên nhẫn, bình đẳng, trách nhiệm, chăm chỉ, cơng lý, tin tưởng, kỷ luật, hợp tác, trung thực, trung thành. Vì vậy các hoạt động kinh doanh trong thế giới Hồi giáo cũng được yêu cầu tôn trọng các giá trị trên. Ví dụ như trong tiếp thị thì cần thơng tin trung thực về sản phẩm & chất lượng sản phẩm, không bán hàng cấm; về nhân sự thì thanh toán lương kịp thời, lựa chọn nhân viên tốt nhất (không chuyên quyền), sa thải minh bạch, khuyến khích phát triển nhân viên; về lãnh đạo thì phải cơng bằng, khuyến khích làm việc nhóm, mạnh mẽ nhưng giàu lòng thương xót.

Ở Trung Quốc

Đạo đức kinh doanh, thường được dịch sang tiếng Trung Quốc là “Lunli”. Từ này được ghép giữa từ “lun”, có nghĩa là mối quan hệ giữa con người và “li”, những nguyên tắc mà người ta nên tuân theo. Hai khái niệm theo đạo đức kinh doanh của Trung Quốc được các học giả thảo luận rộng rãi nhất là mianzi (thể diện) và guanxi (mối quan hệ). Thể diện ở Trung Quốc đề cập đến cách một người được người khác nhìn nhận về địa vị của anh/chị ta trong hệ thống phân cấp xã hội. Hai hành vi quan trọng nhất liên quan đến thể diện là làm “mất mặt” hoặc làm “mát mặt” ai đó. Thể diện ở Trung Quốc thường mang tính tập thể hơn là cá nhân. Một nhân viên, chẳng hạn, có thể làm mất thể diện của cơng ty vì hành vi cá nhân của mình. Guanxi được từ điển Oxford định nghĩa “hệ thống các kết nối xã hội và có ảnh hưởng các mối quan hệ tạo thuận lợi cho kinh doanh và các giao dịch khác. Không giống như ở các nước phương Tây, Guanxi là một hệ thống các quan hệ mang tính cá nhân nhiều hơn. Cùng với thể diện và mối quan hệ, các truyền thống lâu đời của các nguyên tắc Nho giáo vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh hiện tại ở Trung Quốc. Nho giáo yêu cầu mọi người nhìn xa hơn cá nhân hành động là 'đúng' hoặc 'sai' và thay vào đó tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của nó. Trong niềm tin của Nho giáo, những người ở vị trí

25 cao nhất được coi là đạo đức nhất ở một mức độ không thể nghi ngờ và mọi công dân được yêu cầu trung thành với gia đình, tổ chức hoặc xã hội.

Ở Ấn Độ

Ở Ấn Độ, các quan điểm đạo đức bị ảnh hưởng nhiều bởi các nguyên lý tôn giáo, đặc biệt là Ấn Độ giáo, tôn giáo chính ở Ấn Độ; ngoài ra, Phật giáo và Kỳ Na giáo cũng có ảnh hưởng của mình vào hoạt động kinh doanh tại quốc gia này. Ở Ấn Độ, khái niệm đạo đức còn mơ hồ và trong lịch sử đã từng bị coi như không quan trọng đối với chủ doanh nghiệp. Tình trạng cạnh tranh cao do mật độ dân số đông đúc của Ấn Độ khiến doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình sản xuất và cắt giảm chi phí dẫn đến các hành vi phi đạo đức, chẳng hạn như hối lộ phổ biến và được coi là một phần của công việc kinh doanh hàng ngày; các cơ quan quản lý yếu kém đã bỏ qua các hành động kinh doanh không công bằng, tham nhũng công khai. Tuy nhiên, Ấn Độ có một nền tảng các giá trị tinh thần và tôn giáo sâu sắc với các chân lý, niềm tin vào bất bạo động và sự chân thành. Những giá trị này là hy vọng để cải cách đất nước. Với sự gia tăng của toàn cầu hóa, cạnh tranh trên thị trường quốc tế và cơ sở hạ tầng chính phủ mạnh mẽ hơn, các doanh nghiệp Ấn Độ trong thế kỷ 21 đang bị buộc phải thay đổi thái độ của họ và giữ vững danh tiếng đạo đức.

Ở Nhật Bản

Quan niệm đạo đức của Nhật Bản kết hợp niềm tin của Nho giáo với các nguyên tắc Phật giáo và kỳ vọng của xã hội để tạo thành các quy tắc ngầm chi phối xã hội và kinh doanh. Trung tâm đối với quan điểm đạo đức này là ý tưởng về numen. Các numen, có nghĩa tinh thần, hiện diện trong từng hiện tượng riêng lẻ bao gồm con người, gia đình, doanh nghiệp và các quốc gia. Các numen được kết nối với 'sức sống to lớn của vũ trụ'. Ở Nhật Bản, công việc được coi là có tinh thần riêng của nó và do đó, làm việc là một cách kết nối với 'sinh lực vĩ đại'. Mặc dù không phải tất cả người Nhật giữ vững những niềm tin tơn giáo này, nó đã hình thành nên thái độ của quốc gia đối với làm việc như một mệnh lệnh đối với cuộc sống. Quan niệm đạo đức này được thể hiện rõ ràng trong hoạt động kinh doanh. Trong khi các doanh nghiệp tồn tại chủ yếu vì lợi ích của các cổ đông trong các xã hội tư bản, ở Nhật doanh nghiệp tồn tại vì nhân viên của họ. Ý tưởng tạo điều kiện việc làm cho người lao động là trọng tâm của đạo đức kinh doanh Nhật Bản. Khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, bước đầu tiên mà các công ty thực hiện là giảm lợi ích và tiền lương của giám đốc điều hành của họ. Các công ty chỉ sa thải công nhân của họ như một biện pháp cuối cùng, nhưng ngay cả trong trường hợp này, các giám đốc điều hành thường tìm cho nhân viên của họ những vị trí ở doanh nghiệp mới. Phản ánh niềm tin tập thể của Nho giáo, đạo đức Nhật Bản cũng nhấn mạnh sự hòa hợp xã hội và đối xử với những người thân thiết với bạn một cách đạo đức nhất. Hành vi đạo đức là hành vi duy trì sự hài hòa xã hội theo những sắc thái nhất định. Có một nguyên tắc cạnh tranh tự do

26 nhưng các doanh nghiệp bị ràng buộc về mặt đạo đức để hoạt động bền vững; các chiến lược của một công ty khiến các công ty khác gặp rủi ro là phi đạo đức.

Ở New Zealand

Có nguồn gốc từ Polynesia, người Maori là những người định cư sớm nhất ở New Zealand và chiếm khoảng 10% dân số ngày nay. Giá trị của người Maori thấm vào mọi khía cạnh của cuộc sống. Tikanga trong tiếng Maori có nghĩa là làm điều thích hợp, đúng đắn và quan niệm này đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động của người Maori, ngay cả trong thế giới kinh doanh. Đối với người Maori lợi ích bản thân được xác định rất chặt chẽ với lợi ích của cộng đồng tập thể, mối quan hệ, sự liên kết giữa các bên. Các doanh nghiệp được lãnh đạo bởi các nguyên tắc của người Maori thường cố gắng để đạt được nhiều mục tiêu dài hạn, khơng chỉ vì lợi nhuận, mặc dù lợi nhuận được coi là một khía cạnh quan trọng của quá trình cần thiết để đạt được mục tiêu. Các nguyên tắc của người Maori bao gồm “Whanaungatanga” là quan hệ họ hàng, ý thức về nghĩa vụ gia đình và cộng đồng rộng lớn hơn. Các mối quan hệ được được duy trì và phát triển dẫn đến lợi ích chung cho tất cả mọi người trong quan hệ đối tác. “Kaitiakitanga” là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là quyền giám hộ và mọi người tin rằng họ có nghĩa vụ bảo tồn, theo dõi và bảo vệ môi trường tự nhiên, ngay cả khi điều này có nghĩa là hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo tính bền vững. “Wairuatanga” là tâm linh đòi hỏi người Maori phải tuân theo các quy trình tâm linh để đảm bảo phúc lợi tinh thần của cá nhân và xã hội. “Manaakitanga” là xem xét phúc lợi xã hội của doanh nghiệp, với sự hiểu biết rằng chăm sóc lẫn nhau, cung cấp sự hiếu khách và lòng tốt cùng nhau làm tăng năng lượng của cả người nhận và người cho.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)