CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
3.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH
ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
Để cải thiện việc ra quyết định có đạo đức trong kinh doanh, trước tiên người ta phải hiểu cách các cá nhân đưa ra các quyết định có đạo đức trong môi trường tổ chức. Người ta thường cho rằng các cá nhân trong tổ chức đưa ra các quyết định đạo đức giống như cách họ đưa ra các quyết định đạo đức ở nhà, trong gia đình hoặc trong cuộc sống cá nhân của họ. Tuy nhiên, trong bối cảnh của một nhóm làm việc có tổ chức, rất ít cá nhân có quyền tự do quyết định các vấn đề đạo đức độc lập với áp lực của tổ chức.
Mặc dù khơng thể mơ tả chính xác quá trình một cá nhân hoặc nhóm làm việc đưa ra quyết định về đạo đức, John Fraedrich, Linda Ferrell và O.C. Ferrell đã mô tả khái quát các yếu tố tác động đến quá trình ra quyết định đạo đức của cá nhân trong một tổ chức trong mơ hình hành vi điển hình. Mơ hình này được dựa trên nhiều
nghiên cứu và ít nhất sáu mơ hình quyết định đạo đức đã được các học giả và giới kinh doanh chấp nhận rộng rãi. Mơ hình này hữu ích trong việc tìm hiểu đạo đức của tổ chức và phát triển các chương trình đạo đức. Các yếu tố tác động đến quá trình ra quyết định đọa đức bao gồm: Mức độ bức xúc của vấn đề đạo đức (ethical issue intensity), Yếu tố cá nhân (individual factors), Yếu tố tổ chức (organizational factors) và Cơ hội vi phạm đạo đức (opportunity). Mơ hình này khơng mơ tả làm thế nào để đưa ra quyết định đạo đức, nhưng nó giúp chúng ta hiểu được các yếu tố và các quá trình liên quan đến việc ra quyết định đạo đức.
100
3.2.1 Mức độ bức xúc của vấn đề đạo đức
Mức độ bức xúc của vấn đề đạo đức là nhận thức về tầm quan trọng của một vấn đề đạo đức đối với một cá nhân, tập thể hay tổ chức. Nó phản ánh tính cách cá nhân, giá trị, niềm tin, nhu cầu và nhận thức; nó có tính nhất thời, phụ thuộc hoàn cảnh và khả năng gây áp lực đối với cá nhân của hoàn cảnh. Nó phụ thuộc tình trạng phát triển ý thức đạo đức của mỗi cá nhân. Mức độ bức xúc của vấn đề đạo đức phản ánh tính nhạy cảm về đạo đức của một cá nhân, tập thể trước mỗi vấn đề trong cuộc sống. Vấn đề đạo đức được coi là mồi lửa khai hoả, mở đầu của một quá trình ra quyết định về đạo đức. Vấn đề đạo đức là một tiền đề cần thiết, nó chỉ thực sự trở thành điểm khai hoả khi một người hữu quan quyết định có phản ứng. Nói cách khác, vấn đề đạo đức phải đủ “nóng” đối với một ai đó để người đó quyết định hành động. Đối với những người không có mức độ bức xúc tới hạn, họ sẽ không có phản ứng trước một vấn đề đạo đức tương tự. Giữa mức độ bức xúc về đạo đức và vấn đề đạo đức có mối liên hệ nhất định. Trong khi các vấn đề đạo đức chứa đựng yếu tố khách quan, mức độ bức xúc lại mang tính cá nhân. Tuy nhiên, tình trạng bức xúc về đạo đức của một cá nhân một phần quan trọng lại được quyết định bởi môi trường tổ chức trong đó có chứa những vấn đề đạo đức. Các vấn đề đạo đức có thể không gây ra mức độ bức xúc cần thiết trong nhận thức của người lao động chỉ vì họ đã khơng được người quản lý hay triết lý đạo đức chủ đạo của tổ chức chỉ rõ cách nhận biết và cách ứng xử hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc nhận thức về những vấn đề đạo đức có thể nảy sinh. Các doanh nghiệp với đội ngũ nhân viên có nền tảng xã hội và quan niệm giá trị đa dạng phải đào tạo họ về cách doanh nghiệp muốn họ xử lý các vấn đề đạo đức cụ thể như thế nào. Không thể phê phán hành động của người lao động là sai lầm chỉ vì nhận thức riêng của họ về một vấn đề đạo đức hay vì triết lý đạo đức của họ khác hoặc không thống nhất với những đồng sự và với tổ chức trong khi đồng sự và những người quản lý chưa làm gì để giúp họ nhận diện các vấn đề đạo đức đặc trưng hay để đạt được sự thống nhất về quan điểm và cách nhận thức. Xác định các vấn đề đạo đức và rủi ro mà nhân viên có thể gặp phải là một bước quan trọng hướng tới việc phát triển khả năng của họ để đưa ra quyết định đạo đức. Tầm quan trọng của một vấn đề đạo đức càng được mọi người nhận thức rõ, vấn đề càng được coi là “nhạy cảm” thì càng ít có khả năng bị vi phạm. Chính vì vậy, mức độ bức xúc của vấn đề đạo đức được coi là một nhân tố then chốt trong quá trình ra quyết định về đạo đức. Người quản lý có thể gây ảnh hưởng đối với mức độ bức xúc về đạo đức của các thành viên một tổ chức thơng qua các hình thức và chính sách liên quan đến việc thưởng - phạt, quy định chuẩn mực đạo đức, xây dựng văn hoá tổ chức.