Hủy hoại môi trường

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 73 - 76)

CHƯƠNG 2 VI PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

2.2 CÁC HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

2.2.8 Hủy hoại môi trường

Vấn đề môi trường đang trở thành mối quan tâm đáng kể trong cộng đồng doanh nghiệp. Môi trường được hiểu là toàn bộ thế giới vật lý xung quanh chúng ta bao gồm cả giới tự nhiên và các tài nguyên. Khi dân số trái đất tiếp tục tăng lên, hiện nay đạt hơn 7,8 tỷ người (2021), việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên để đáp ứng nhu cầu như ăn, ở, đi lại, và đặc biệt là năng lượng cho một xã hội di động đã dẫn đến những vấn đề môi trường ngày càng cấp bách. Sự tương tác của con người với các loài động, thực vật, đặc biệt là các động, thực vật hoang dã đã trở thành một lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm. Các vấn đề môi trường chính hiện nay là: lạm dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước

2.2.8.1 Lạm dụng tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là các thành phần cấu tạo nên thiên nhiên bị con người dùng những hình thức nhất định để khai thác và ứng dụng cho cuộc sống, là những nguyên liệu cần thiết cho xã hội. Tài nguyên thiên nhiên thường gặp có: đất đai, nước, không khí, rừng, đồng cỏ, đầm lầy, biển, động thực vật hoang dã, vi sinh vật, hầm mỏ v.v...

Trong các tài nguyên thiên nhiên, ngoài một số ít loài là nguyên sinh ra, tuyệt đại đa số là tài nguyên thứ sinh. Những tài nguyên nguyên sinh có ánh nắng Mặt Trời, không khí, gió, khí hậu v.v... chúng là nguồn vô hạn. Những tài nguyên thứ sinh có: đất đai, khoáng sản, rừng v.v... chúng đều là tài nguyên hữu hạn. Tài nguyên thiên nhiên thứ sinh được hình thành trong những giai đoạn đặc biệt của quá trình biến hóa tự nhiên của Trái Đất với chất lượng và số lượng hạn chế; không gian phân bố cũng không đồng đều; do đó nói chúng là hữu hạn. Ví dụ những tài nguyên thiên không thể tái sinh như đất đai, than bùn, than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên, v.v... Trong giai đoạn hiện nay đó là những tài ngun khơng dễ gì tái sinh được. Nhân loại trước đây do trình độ sản xuất thấp nên chưa nhận thức được vấn đề này, vì vậy người ta cho rằng: những tài nguyên này khai thác mãi không cạn, dùng không hết. Gần 300 năm nay cùng với sự phát triển vũ bão của sức sản xuất, những tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác và lạm dụng, lãng phí tùy ý, không bị hạn chế, nên đã xuất hiện nguy cơ về thiếu tài nguyên. Theo số liệu điều tra thì những loại tài nguyên chủ yếu trữ lượng không còn nhiều, trong vòng mấy trăm năm nữa sẽ bị khai thác hết. Ví dụ tuổi thọ của mỏ sắt không đầy 200 năm, trữ lượng về than đá chỉ khoảng 200 năm, trữ lượng dầu mỏ không đầy 30 năm. Những tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh được như đất đai, động vật, thực vật, vi sinh vật, rừng, thảo nguyên, sinh vật thủy sinh, v.v... do loài người chặt phá và săn bắt không hạn chế nên nhiều chủng loài bị tiêu diệt, khiến cho chúng không thể tái sinh được nữa. Bi thảm hơn là những tài nguyên vốn được xem là vô hạn như không khí và nước, do con người gây ô nhiễm nên ngày nay cũng đã xuất hiện nguy cơ bị thiếu. Cho nên từ góc độ vĩ mô mà xét,

71 các loại tài nguyên thiên nhiên hầu như đều rơi vào tình trạng bi quan “bị khai thác cạn, dùng kiệt”.

2.2.8.2 Ơ nhiễm khơng khí

Ơ nhiễm khơng khí liên quan đến khí và các hạt bụi trong không khí. Có ba nguồn gây ô nhiễm không khí: các nhà máy, tòa nhà, khách sạn, nhà hàng …; các phương tiện giao thông như xe hơi, xe tải, máy bay, và tàu hỏa…; các hiện tượng tự nhiên như bão bụi và phun trào núi lửa. Một trong những cố gắng để giảm thiểu ô nhiễm không khí là việc xây dựng và ký Nghị định thư Kyoto. Nghị định thư Kyoto là một thỏa thuận về việc cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gắn liền với Chương trình Khung Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Nghị định thư buộc các nước tham gia phải cam kết đạt được các mục tiêu về thải khí nhà kính được xác định cụ thể cho từng nước. Mục tiêu của nghị định thư là ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn chặn những biến đổi khí hậu nguy hiểm. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng nồng độ khí nhà kính và các chất gây ô nhiễm không khí khác đang góp phần vào việc trái đất dần dần nóng lên, trong một quá trình được gọi là sự nóng lên toàn cầu. Theo báo cáo lần thứ 4 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của LHQ (IPCC), một tập thể đông đảo quy tụ gần 5.000 nhà nghiên cứu từ khắp nơi trên thế giới thực hiện, chính thức công bố ngày 1-2-2007, mức tăng nhiệt độ toàn cầu được dự đoán có thể từ l.4 độ C đến 5,8 độ C vào năm 2100. Các đợt triều cường lớn có thể xảy ra và các hình thái thời tiết khắc nghiệt sẽ gây ra những thảm họa môi trường nghiêm trọng cho hành tinh của chúng ta trong tương lai nếu các quốc gia không hạn chế các loại khí cụ thể phát ra từ các hoạt động kinh doanh. Nghị định thư được hoàn tất và mở ký vào ngày 11/12/1997 tại Kyoto, Nhật Bản. Nghị định thư quy định trước khi có hiệu lực Nghị định thư phải được phê chuẩn bởi ít nhất 55 quốc gia và các quốc gia này phải chịu trách nhiệm ít nhất đối với 55% tổng lượng khí thải toàn cầu. Các điều kiện này đã được thỏa mãn khi Liên bang Nga phê chuẩn Nghị định thư. Vì vậy Nghị định thư chính thức bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/02/2005. Tính đến tháng 02/2009, đã có 184 quốc gia tham gia vào Nghị định thư Kyoto. Việt Nam ký Nghị định thư vào ngày 03/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002.

Mặc dù vậy, những quốc gia công nghiệp và các nước phát triển được cho là “thủ phạm” chính gây ra sự biến đổi khí hậu (đứng đầu là Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản), lại không phải là những nước gánh chịu hậu quả nặng nề nhất, mà lại là các quốc gia đang phát triển. Cũng theo báo cáo lần thứ 4 của IPCC, Việt Nam là một trong năm quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu. Các nước phát triển dù cam kết đi đầu trong việc cắt giảm lượng khí thải nhà kính theo Nghị định thư, nhưng thực tế lại tìm nhiều cách lảng tránh vấn đề như trì hỗn phê chuẩn, thực hiện, đưa những dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. Đặc biệt, Mỹ là quốc gia công nghiệp chiếm đến 25% lượng khí thải gây hiệu ứng

72 nhà kính trên thế giới nhưng lại khơng phê chuẩn Nghị định thư Kyoto vì cho rằng điều này sẽ gây thiệt hại đối với kinh tế Mỹ. Thay vào đó, chính phủ Mỹ năm 2001 đã cam kết sẽ thực thi kế hoạch của Tổng thống George W. Bush về tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng trong 10 năm (2002-2012), đưa nồng độ carbon trong các ngành công nghiệp Mỹ giảm 18%.

Từ năm 2009, Liên Hiệp Quốc cùng các nhà lãnh đạo thế giới đã gia tăng hợp tác và bàn thảo một thỏa thuận môi trường thay thế Nghị định thư Kyoto (hết hiệu lực vào năm 2012). Tuy nhiên, trải qua không ít các vòng đàm phán liên tiếp, các nước vẫn chưa đi đến một sự đồng thuận nào về vấn đề này, do còn nhiều khác biệt về lợi ích (đặc biệt là xung đột lợi ích giữa môi trường và kinh tế) giữa các quốc gia.

2.2.8.3 Ô nhiễm nguồn nước

Nước chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất, là thành phần không thể thiếu trong mọi cơ thể sống. Tuy nhiên hiện nay, ô nhiễm nguồn nước trở thành vấn đề không chỉ ở các nước phát triển mà đặc biệt nghiêm trọng với các nước đang phát triển do việc bảo vệ môi trường nước chưa được ưu tiên đúng mức. Nguồn gốc và tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước khá đa dạng, chủ yếu được chia thành ô nhiễm từ tự nhiên hoặc nhân tạo. Với mỗi nguồn ơ nhiễm thì lại bị tác động từ nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến nguồn nước bị ơ nhiễm.

Ơ nhiễm nước từ tự nhiên được hiểu chính là những nguyên nhân khách quan gây ô nhiễm nguồn nước. Tác nhân có nguồn gốc từ tự nhiên gây ra ô nhiễm nguồn nước thường là do các hiện tượng thời tiết, rò rỉ lưu trữ dưới lòng đất hay do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật gây ra như phân, xác chết... Trong quá trình sinh trưởng, các sản phẩm của chúng một phần sẽ bị phân hủy và ngấm vào lòng đất, sau đó ăn sâu vào nước ngầm lâu ngày và thường xuyên sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, thời tiết như lũ lụt có thể làm khuấy động các nguồn nước ô nhiễm hòa chung với nguồn nước sạch khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Theo đánh giá, ô nhiễm nguồn nước tự nhiên thường mang lại hậu quả khá nghiêm trọng và khó khắc phục. Tuy nhiên, tình trạng này khơng thường xun và đây khơng phải nguyên nhân chính khiến chất lượng nước bị suy giảm chất lượng trên toàn cầu.

Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng nước trên toàn cầu giảm đi đó là do tác động của con người. Tác nhân gây ra điều này một phần là do nước thải sinh hoạt từ gia đình, bệnh viện, trường học trong quá trình hoạt động, sinh hoạt của con người. Nước thải sinh hoạt tuy là một trong những nguồn gây ô nhiễm song trên thực tế các thành phần trong nước thải sinh hoạt khá dễ phân hủy nên khi được xử lý theo đúng quy trình thì nó khơng gây ra hệ quả quá nặng nề. Ngoài nguyên nhân từ nước thải sinh hoạt thì các chất thải công nghiệp chính là yếu tố khiến nguồn nước trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng. Nước thải công nghiệp với mỗi ngành nghề lại có thành phần cùng cách xử lý khác nhau. Chúng chứa những chất hóa học làm ô nhiễm nguồn

73 nước và đây là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe và môi trường sống nếu nguồn nước bị ô nhiễm

Hầu như tất cả các loại ô nhiễm nước đều có hại cho sức khỏe của con người, động vật và thực vật. Ơ nhiễm nước có thể khơng gây hại cho sức khỏe của chúng ta ngay lập tức nhưng có thể gây hại sau khi tiếp xúc lâu dài. Các dạng ô nhiễm nước khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe theo những cách khác nhau. Ví dụ như kim loại nặng từ các quá trình cơng nghiệp có thể tích lũy trong các hồ và sông gần đó. Chúng độc hại đối với sinh vật biển như cá và động vật có vỏ, và sau đó là cho những người ăn chúng. Kim loại nặng có thể làm chậm sự phát triển; dẫn đến dị tật bẩm sinh và bệnh ung thư. Chất thải công nghiệp thường chứa nhiều hợp chất độc hại gây hại cho sức khỏe của thủy sản. Một số chất độc trong chất thải công nghiệp có thể chỉ có tác dụng nhẹ trong khi những chất độc khác có thể gây tử vong. Chúng có thể gây ức chế miễn dịch, suy sinh sản hoặc ngộ độc cấp tính. Các chất ô nhiễm từ nước thải thường dẫn đến các bệnh truyền nhiễm cho các loài thủy sinh và sinh vật trên cạn thông qua nước uống. Nước ô nhiễm vi sinh vật là một vấn đề lớn ở các nước đang phát triển, với các bệnh như dịch tả và sốt thương hàn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Các hạt sunfat từ mưa axit có thể gây hại cho sức khỏe của sinh vật ở các sông và hồ có thể dẫn đến tử vong. Các hạt lơ lửng trong nước ngọt làm giảm chất lượng nước uống cho con người và môi trường nước cho sinh vật biển. Các hạt lơ lửng thường có thể làm giảm lượng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước, làm gián đoạn sự phát triển của thực vật quang hợp và vi sinh vật. Ô nhiễm nước có thể gây tổn hại cho nền kinh tế vì nó gây tốn kém chi phí để xử lý và ngăn ngừa ô nhiễm.

Với những lo ngại về ô nhiễm ngày càng tăng, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang hướng tới các nguồn năng lượng thay thế. Mặc dù tất cả các nguồn năng lượng đều gây ra ô nhiễm ở một mức độ nào đó do công nghệ sản xuất, nhưng các nguồn năng lượng thay thế được coi là "xanh" hơn vì chúng được coi là giảm lượng khí thải carbon và tạo ra ít ô nhiễm hơn. Ví dụ về năng lượng thay thế bao gồm năng lượng gió, năng lượng mặt trời, điện địa nhiệt, thủy điện, nhiên liệu sinh học.

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp sử dụng các hoạt động thân thiện với môi trường để thể hiện cam kết thực hiện trách nhiệm xã hội. Nhiều công ty đóng góp cho các tổ chức bảo vệ môi trường, tài trợ cho các sự kiện làm sạch, thúc đẩy tái chế, thiết kế lại quy trình sản xuất để giảm thiểu chất thải và ô nhiễm, sử dụng nhiều nguồn năng lượng thay thế hơn và thường đánh giá lại tác động của các sản phẩm của họ đối với môi trường tự nhiên. Một số công ty thậm chí còn tham gia vào chính trị. Những công ty không nhận ra tác động tiềm tàng của các chương trình xanh đối với lợi nhuận và danh tiếng của công ty trong tương lai có thể sẽ phải trả giá về sau.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)