CHƯƠNG 2 VI PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH
2.2 CÁC HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
2.2.7 Quấy rối tình dục
Quấy rối tình dục là một hình thức kỳ thị giới tính. Quấy rối tình dục là việc lặp đi lặp lại những hành vi không mong muốn liên quan hoặc ám chỉ đến tình dục nhằm vào một cá nhân. Theo Bộ quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, VCCI, được sự hỗ trợ và tham gia ý kiến của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), ban hành năm 2015: Đặc điểm cơ bản nhất của hành vi quấy rối tình dục nói chung, quấy rối tình dục nơi làm việc, cơng sở nói riêng, là hành vi gợi dục không được chấp nhận và không mong muốn. Nói cách khác, đây là loại hành vi cưỡng bức có yếu tố tình dục, phản văn hóa.
Các hành vi này có thể là những lời nói, hình ảnh, chữ viết (những nhận xét khó ưa, hạ thấp nhân phẩm, hay phân biệt giới tính), hoặc hành vi động chạm, sờ mó cơ thể người khác. Các hành vi này nhằm vào một nhân viên với ngụ ý rằng nếu người này chấp nhận một mối quan hệ nào đó thì đổi lại anh ta/chị ta sẽ nhận được các ưu đãi trong công việc. Quấy rối tình dục có thể xảy ra giữa hai người khác giới tính hoặc cùng giới tính.
Có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hành vi quấy rối tình dục:
- Một là, do nhận thức đơn giản, khơng đầy đủ của xã hội về q́y rối tình dục. Nhiều người cho rằng, chỉ khi có hành vi ôm, hôn, sờ mó hoặc dẫn đến hiếp dâm thì mới là quấy rối. Lại có quan niệm “Làm hoa cho người ta hái; làm gái cho người ta trêu”… vậy nên các hành vi trêu trọc dễ có tính dục thái quá; các câu chuyện tiếu lâm dung tục, được mọi người chấp nhận và truyền bá ở nhiều nơi.
- Hai là, nguyên nhân từ văn hóa truyền thống có nhiều yếu tố tiêu cực, lạc hậu, nhận thức lệch lạc…Đó chính là các biểu hiện của thói trọng nam, khinh nữ. Người phụ nữ thấp cổ bé họng, khi bị quấy rối tình dục, dù bị khó chịu, đau khổ…nhưng các
69 nạn nhân nữ thường muốn giấu kín, ngại công khai sự việc và không dám phản kháng, tố cáo đối tượng. Hiện nay, quấy rối tình dục có cả các nạn nhân nam song nạn nhân nữ thường vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều.
- Ba là, sự bất cập của luật pháp và thiếu chế tài hiệu quả trong ngăn chặn và xử phạt. Bộ Quy tắc ứng xử trên mới có tác dụng hướng dẫn và ngăn ngừa các hành vi lệch chuẩn văn hóa. Cơ sở pháp lý để xử phạt hiện nay là Bộ luật Lao động 2012 có một số điều khoản quy định về quấy rối tình dục như Điều 8 quy định cấm “ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc”; Điều 37 quy định người lao động bị quấy rối có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động… đều chưa có chế tài xử phạt mạnh đối với chủ thể quấy rối tình dục.
Để tránh các hành vi sai trái hoặc quấy rối tình dục, doanh nghiệp phải thực hiện ít nhất các bước sau:
1. Chính thức chỉ định một quản lý nào đó trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc ngăn chặn hành vi quấy rối tại doanh nghiệp.
2. Đưa ra định nghĩa về quấy rối tình dục bao gồm những hành vi khơng được hoan nghênh, và bất kỳ hành vi bằng lời nói, hình ảnh hoặc thể chất nào khác có tính chất tình dục. Đưa ra các ví dụ về các hành vi trên để nhân viên dễ hình dung.
3. Có chính sách bảo vệ những người khiếu nại và nhân chứng của hành vi quấy rối tình dục.
4. Xây dựng những quy trình cụ thể để ngăn ngừa các hành vi đó ở giai đoạn đầu.
5. Khuyến khích các nạn nhân của quấy rối tình dục báo cáo hành vi đó cho các cá nhân có thẩm quyền.
6. Xây dựng một trình tự báo cáo khi hành vi xảy ra.
7. Đặt ra thời hạn để doanh nghiệp giải quyết các tình huống xảy ra và kịp thời báo cáo các cơ quan hữu quan.
Khi các bước này đã được thực hiện, một chương trình đào tạo cần xác định và mơ tả các hình thức q́y rối tình dục và đưa ra ví dụ, phác thảo các thủ tục khiếu nại, giải thích cách sử dụng các thủ tục và thảo luận về tầm quan trọng của chúng, thảo luận về hình phạt vi phạm và đào tạo nhân viên về nhu cầu thiết yếu về một nơi làm việc không bị quấy rối, hành vi xúc phạm hoặc đe dọa. Chương trình đào tạo của một cơng ty phải bao gồm các vấn đề như cách phát hiện quấy rối tình dục; làm thế nào để điều tra các khiếu nại, bao gồm cả tài liệu thích hợp; phải làm gì đối với hành vi quấy rối tình dục được quan sát thấy, ngay cả khi không có khiếu nại nào được gửi; làm thế nào để giữ cho môi trường làm việc chuyên nghiệp và không thù địch nhất có thể; cách dạy cho nhân viên về hậu quả nghề nghiệp và pháp lý của quấy rối tình dục; và cách đào tạo quản lý để hiểu các quy trình tiếp theo về các sự cố.
70