Nhà lãnh đạo và quyết định đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 121 - 124)

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

3.2 LÃNH ĐẠO VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

3.2.4. Nhà lãnh đạo và quyết định đạo đức

Trong kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp có vai trò sống còn, và khi có các sai phạm đạo đức, mọi người sẽ nhớ nó trong một thời gian rất dài. Thậm chí khi sự sa sút về đạo đức không dẫn tới một sự sụp đổ rõ ràng, chúng vẫn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp. Các câu chuyện trên truyền thông cho thấy hình ảnh của Facebook đã bị hoen ố trầm trọng bởi vụ bê bối Cambridge Analytica vào đầu 2018, và Volkswagen vẫn đang cố sống sót qua bê bối khí thải từ năm 2015. Nhưng tinh thần lãnh đạo có đạo đức không chỉ dừng ở việc tránh bê bối, có vài lý do tích cực để trở thành một nhà lãnh đạo có đạo đức. Nếu nhà lãnh đạo là hình mẫu cho lối cư xử đúng mực, họ có thể truyền cảm hứng cho nhân viên đạt được nhiều thành tích hơn đồng thời vẫn cư xử có trách nhiệm. Tinh thần lãnh đạo có đạo đức nghĩa là cư xử theo các nguyên tắc đạo đức của mỗi cá nhân trong cuộc sống kinh doanh và việc đưa ra các quyết định hàng ngày. Nói một cách đơn giản, nó nghĩa là làm điều đúng đắn. Sự phức tạp, dĩ nhiên, đến từ việc rất nhiều nguyên tắc tạo đức không phải lúc nào cũng được công nhận rộng rãi. Rất dễ dàng để khẳng định rằng ăn trộm hay giết người và các thứ như thế là thiếu đạo đức, nhưng trong những vấn đề khác, ví dụ như tính đạo đức của việc thử nghiệm trên động vật, sử dụng nhân công giá rẻ, khai thác tài nguyên và các quan điểm khác nhau dựa trên tôn giáo, văn hóa, và niềm tin cá nhân ... khá là phức tạp và không dễ phân biệt thế nào là có đạo đức, thế nào là không. Trên hết tất cả, đôi khi một nguyên tắc đạo đức sẽ trở nên mâu thuẫn với một cái khác. Quyền tự do ngôn luận có thể được vinh doanh, nhưng nếu một trong số các nhân viên của doanh nghiệp dùng quyền tự do đó để lạm dụng người khác thì sao?

Tinh thần lãnh đạo có đạo đức là sống chân thật với các nguyên tắc đạo đức của mỗi cá nhân, trong khi vẫn ý thức về sự phức tạp của một số vấn đề đạo đức, và giữ sự nhạy cảm với các góc nhìn khác nhau của nhân viên mình, và quản lý các mâu thuẫn có thể xảy ra.

Thật không may, đạo đức và tinh thần lãnh đạo không phải lúc nào cũng đi chung với nhau. Theo một nghiên cứu của Học Viện Lãnh Đạo và Quản Lý:

119

- 63% các quản lý đã từng bị u cầu làm điều gì đó trái ngược với quy tắc đạo

đức của riêng họ.

- 43% đã từng bị yêu cầu cư xử theo hướng vi phạm các tuyên ngôn giá trị của

tổ chức.

- 9% từng bị yêu cầu phạm luật

Vì vậy, việc thực hành đạo đức doanh nghiệp vẫn luôn phải đối mặt rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, việc tạo ra một nên văn hóa trong đó con người làm điều đúng đắn mang đến nhiều ích lợi cho doanh nghiệp, từ những việc nhỏ nhặt như nhân viên ít bỏ túi văn phòng phẩm, đến những chuyện lớn hơn như cư xử đúng mực với khách hàng, và ra quyết định dựa trên ích lợi lâu dài cho toàn thể cơng ty, thay vì chọn ích lợi cá nhân ngắn hạn.

120

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày và phân tích các bước trong một quy trình ra quyết định đạo đức. 2. Trình bày và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình ra quyết định đạo

đức.

3. Phân tích vai trò của nhà lãnh đạo trong xây dựng môi trường đạo đức của doanh nghiệp.

4. Trình bày và lấy ví dụ thực tế về các phong cách lãnh đạo dựa trên trí tuệ cảm xúc.

121

CHƯƠNG 4. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ QUÁ TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC

Mục tiêu của chương:

Sau khi nghiên cứu chương này sinh viên có khả năng:

- Nêu khái niệm về văn hóa doanh nghiệp

- Trình bày được các lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp - Mô tả các đặc trưng và các dạng văn hóa doanh nghiệp

- Xác định được các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)