Lạm dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 62 - 63)

CHƯƠNG 2 VI PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

2.2 CÁC HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

2.2.1 Lạm dụng các nguồn lực của doanh nghiệp

Mặc dù các doanh nghiệp khác nhau có quan điểm và chính sách khác nhau về việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp, nhưng việc sử dụng sai các nguồn lực này đã được xác định là dạng hành vi sai trái phổ biến hàng đầu. Thông thường, việc thực hiện các chính sách của doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể lỏng lẻo vì nhân viên tin rằng họ được hưởng các nguồn lực nhất định. Các hành vi sai trái có thể bao gồm từ việc sử dụng trái phép thiết bị và máy tính đến biển thủ công quỹ của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực bán lẻ, trộm cắp nội bộ của nhân viên là một vấn đề lớn hơn nhiều so với hành vi trộm cắp của khách hàng.

Trộm cắp thời gian là một hành vi lạm dụng khác. Hành vi này có thể khó đo lường nhưng ước tính khiến các doanh nghiệp tiêu tốn hàng trăm tỷ đô la hàng năm. Người ta tin rằng một nhân viên trung bình "ăn cắp" 4,25 giờ mỗi tuần với việc đến muộn, về sớm, nghỉ trưa dài, nghỉ ốm không phù hợp, giao tiếp xã hội quá mức, và tham gia vào các hoạt động cá nhân như mua sắm trực tuyến và xem thể thao trong khi làm việc. Tất cả những hoạt động này cộng lại làm mất đi năng suất và lợi nhuận cho người sử dụng lao động.

Sử dụng máy tính của doanh nghiệp cho công việc cá nhân là một trong những hành vi lạm dụng phổ biến nhất. Mặc dù việc nhân viên ngồi trong sảnh trò chuyện với người thân hoặc người môi giới chứng khoán của họ là không được chấp nhận, nhưng chính những nhân viên này có thể lên mạng và làm điều tương tự mà không bị người khác chú ý. Các ví dụ điển hình của việc sử dụng máy tính để lạm dụng thời gian của doanh nghiệp bao gồm gửi email cá nhân, mua sắm, tải nhạc, giao dịch ngân hàng cá nhân, lướt Internet để biết thơng tin về thể thao hoặc chuyện tình cảm, hoặc truy cập các trang mạng xã hội như Facebook. Có thể thấy rằng thời điểm diễn ra các sự kiện thể thao lớn như World Cup, Sea Games… là một trong những giai đoạn mà các nhân viên tham gia vào các hành vi trộm cắp thời gian nhiều nhất. Điều này dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp chặn các trang web nơi nhân viên có thể xem các sự kiện thể thao hoặc xã hội khác.

Vì sử dụng sai nguồn lực của doanh nghiệp là một vấn đề phổ biến, nhiều doanh nghiệp, chẳng hạn như Boeing, đã thực hiện các chính sách quy định việc sử dụng có thể chấp nhận được các nguồn lực của doanh nghiệp. Chính sách của Boeing nêu rõ rằng việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp là có thể chấp nhận được khi nó không dẫn đến “chi phí tăng thêm đáng kể, làm gián đoạn các quy trình kinh doanh hoặc bất kỳ bất lợi nào khác cho doanh nghiệp”. Chính sách còn nêu các hành vi trên chỉ được chấp nhận khi nhân viên nhận được sự cho phép rõ ràng từ cấp trên. Những chính sách như vậy phù hợp với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp

60 lớn nơi có thể dễ dàng mất hàng triệu đơ la và hàng nghìn giờ năng suất cho các hoạt động này.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)