Hành vi lạm dụng và bắt nạt nhân viên

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 2 VI PHẠM ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

2.2 CÁC HÀNH VI VI PHẠM ĐẠO ĐỨC KINH DOANH

2.2.2 Hành vi lạm dụng và bắt nạt nhân viên

2.2.2.1 Nhận diện hành vi

Đây là hành vi vi phạm đạo đức phổ biến nhất đối với nhân viên. Hành vi này có thể liên quan đến nhiều vấn đề như: đe dọa thể xác, buộc tội sai, gây phiền nhiễu, thô tục, lăng mạ, la mắng, gay gắt, phớt lờ ai đó, cư xử vô lý… Trong một cuộc khảo sát toàn nước Mỹ, Viện nghiên cứu về vấn đề Bắt nạt ở Công sở (Workplace Bullying Institute-WBI) đã chỉ ra rằng có tới 19% người trưởng thành được hỏi cho biết họ từng bị bắt nạt ở chỗ làm trong khi 19% người tham gia điều tra khác trả lời họ đã thấy sự việc xảy ra với người khác. Bị bắt nạt ở công sở khiến nạn nhân tổn thương cả về tinh thần và thể chất, một số hệ luỵ có thể gặp là căng thẳng, lo lắng, trầm cảm, huyết áp cao, các vấn đề về đường tiêu hoá và nhiều rắc rối khác.

Theo định nghĩa của WBI, bắt nạt là “hành động ngược đãi lặp đi lặp lại, gây hại đến sức khoẻ của một hay nhiều nạn nhân bởi một hay nhiều thủ phạm”. Hành động ngược đãi – bao gồm cả ngược đãi bằng lời nói - có tính chất đe doạ hoặc làm nhục nạn nhân. Hành vi này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của nạn nhân. Không may là không như quấy rối, bắt nạt không có luật cấm. Hành vi quấy rối bao gồm hành vi ngược đãi liên quan đến các phạm trù được pháp luật bảo vệ như thân thể, giới tính, chủng tộc, tôn giáo hay quốc tịch. Hành vi bắt nạt có thể không liên quan đến các phạm trù kể trên; tuy nhiên nó vẫn có thể gây hại hoặc tổn thương người bị bắt nạt nhưng lại không bị luật pháp cấm. Lạm dụng và bắt nạt thường được thể hiện thông qua các hành vi như:

- Phát tán tin đồn để gây ảnh hưởng cho người khác - Chặn giao tiếp của người khác tại nơi làm việc

- Phô trương địa vị hoặc quyền hạn để lợi dụng người khác - Hạ thấp uy tín các ý tưởng và quan điểm của người khác - Sử dụng e-mail để hạ thấp người khác

- Từ chối giao tiếp với người khác - Xúc phạm, la hét

- Sử dụng thuật ngữ/biệt ngữ để phân biệt đối xử theo giới tính, chủng tộc hoặc tuổi tác

- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hoặc ánh mắt để làm tổn thương người khác hoặc danh tiếng của họ

- Tranh công hoặc ý tưởng của người khác

Theo khảo sát của WBI, đa số (61%) kẻ đi bắt nạt ở nơi làm việc là những người giữ chức vụ điều hành, quản lý. Điều này cũng có nghĩa hơn 1/3 những kẻ đi bắt nạt không phải các sếp mà là những người ngang hàng trong cơ quan, thậm chí có cả

61 nhân viên dưới cấp. Nói ngắn gọn, bắt nạt có thể bắt nguồn từ bất kỳ mắt xích nào trong sơ đồ tổ chức và nó tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.

2.2.2.2 Các kiểu người bắt nạt

Có 4 kiểu người bắt nạt ai cũng có thể gặp phải ở nơi làm việc cũng như những hành vi họ thường thực hiện (lưu ý: một kẻ đi bắt nạt có thể có nhiều hơn một dấu hiệu):

a. Kẻ la hét (Giao tiếp hung hăng)

Nếu kẻ bắt nạt la hét, chửi mắng, giận dữ được gọi là “Kẻ la hét”. Kiểu người bắt nạt này có xu hướng làm lớn chuyện ở nơi đông người, gieo nỗi sợ không chỉ tới nạn nhân mà còn tới tất cả đồng nghiệp khác, những người có thể sợ hãi không dám phản ứng lại vì lo lắng mình sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Tuy nhiên, giao tiếp hung hăng không chỉ bao gồm la hét, gửi email đe doạ, các hình thức gây hấn bằng lời nói khác mà còn cả việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể hung hăng. Ví dụ như một ông sếp thường xuyên chưng ra một kiểu tạo dáng khá hách dịch trong các cuộc họp với nhân viên. Ông này gác chân lên bàn phòng họp, ngả người ra sau trước khi ca một bài giáo huấn dài về lý do vì sao ý tưởng của ai đó lại không thể đem lại kết quả tốt.

b. Kẻ hay chỉ trích (Miệt thị và làm nhục)

Khi Laine vào làm việc ở một tổ chức phi lợi nhuận mà cô ấy hằng ao ước, cô đã nghĩ đây chính là công việc hoàn hảo nhất dành cho mình. Thế nhưng sếp của cơ ấy, một người thường xuyên đi công tác xa, chỉ trích từ xa mọi việc cô ấy làm. Mọi chuyện căng thẳng đến độ các email miệt thị gần như là công cụ giao tiếp duy nhất ông ta dành cho Laine. Ơng này khơng chỉ phạt Laine mỗi khi cô ấy mắc lỗi hoặc khi ông ta vô lý khẳng định cô ấy không làm được việc mà còn khiến Laine tin rằng cô ấy thực sự không có năng lực.

Cô bắt đầu làm việc nhiều giờ hơn nhưng “Tôi càng chăm chỉ tôi càng trở nên kém cỏi trong mắt ông ấy… Mọi việc tôi làm đều sai”, Laine kể. Ơng ta nói với cơ rằng: “Kết quả của cả đội khơng thể tốt vì một mắt xích yếu kém nhất và cô chính là mắt xích yếu kém đó”. Suốt một thời gian dài, Laine đã tin lời ông ta.

Kiểu người bắt nạt này là “Kẻ hay chỉ trích”. Có thể họ không la mắng nhân viên trực tiếp hay trước mặt nhiều người nhưng họ sẽ chỉ trích nhiều đến mức nhân viên bắt đầu nghi ngờ vào năng lực của mình, cảm thấy chán nản và hiệu quả công việc cũng đi xuống. Đối với trường hợp của Laine, cô ấy lo lắng không biết trong email tiếp theo ơng sếp sẽ mắng gì nên cơ dừng cả việc kiểm tra email và hiệu quả công việc của cô ấy cũng kém đi đáng kể. Cuối cùng Laine bị cho thôi việc. Kẻ bắt nạt có thể làm ai đó mất mặt khi chỉ có hai người hoặc trước nhiều người bằng cách chỉ ra lỗi sai, không tin tưởng vào công việc người đó thực hiện, cô lập hay thậm chí đùa cợt họ.

62 Một trong những điểm gây ức chế nhất trong trường hợp của Laine là ông sếp thường xun phê bình cơ làm sai hoặc khác ý sếp trong khi ông ta chưa bao giờ chỉ dẫn cho cô ấy. Có khi ơng này nổi giận vì Laine khơng hoàn thành những đầu việc mà ông ta còn chưa giao cho cô ấy.

Một số kẻ bắt nạt giấu diếm nạn nhân và giữ các tài ngun cho riêng mình, có thể là sự hướng dẫn, thơng tin, sự giúp đỡ từ những người khác và điều này khiến nạn nhân gặp khó khăn trong công việc. Có thể họ chỉ nói cho nhân viên ba bước của cả quá trình trong khi thực tế phải có năm bước. Họ cũng có thể giao cho nhân viên một đống việc cùng lúc làm nhân viên không có cách nào hoàn thành tất cả trước deadline. Họ có thể đánh giá thấp hiệu quả công việc dù nhân viên làm không quá tệ, phạt nhân viên vì đi họp muộn 1 phút trong khi những người lề mề khác không phải chịu bất kỳ hậu quả nào.

“Người gác cổng” cũng có thể là nhân viên cùng cấp hoặc là cấp dưới. Ví dụ trường hợp họ “quên” không mời ai đó tham gia vào một cuộc họp quan trọng hoặc không chuyển lời tới người đó những lưu ý ảnh hưởng rất nhiều đến việc hoàn thành công việc.

d. Rắn hai đầu (Phá đám sau sân khấu)

Một trong những kiểu người đi bắt nạt khó phát hiện thành ra khó đối phó nhất là kẻ trước mặt thì làm bạn nhưng sau lưng thì hạ bệ. Họ kiểm soát danh tiếng của ai đó với người khác, chỉ trích họ là không đáng tin, không có năng lực, không thế này thế nọ mặc dù trước mặt, người đó vẫn có thể nghĩ họ là bạn bè. Cuối cùng người bị nói xấu sau lưng sẽ phát hiện ra nếu có ai đó lỡ lời và tiết lộ bí mật với họ nhưng thường thì kẻ đi bắt nạt sẽ yêu cầu mọi người giữ bí mật về những nhận xét của người đó. Chẳng cần nói cũng biết việc phải đối phó với rắc rối mà chúng ta không hề biết nó đang diễn ra khó khăn thế nào.

Bắt nạt cũng có thể xảy ra giữa các doanh nghiệp đang cạnh tranh gay gắt. Ngay cả những doanh nghiệp có uy tín như Intel cũng bị buộc tội bắt nạt. Một trong những đối thủ cạnh tranh của Intel, Advanced Micro Devices (AMD), đã tuyên bố trong một vụ kiện rằng Intel đã sử dụng các biện pháp khuyến khích và đe dọa tài chính để ngăn AMD giành thị phần. AMD cáo buộc rằng Intel đã ngăn cản doanh nghiệp cạnh tranh thông qua các hoạt động như giảm giá cho các nhà sản xuất máy tính khi sử dụng chip Intel và bán chip dưới giá thành. Intel đã đạt được thỏa thuận với AMD để trả 1,25 tỷ USD để chấm dứt mọi tranh chấp pháp lý, kiện tụng chống độc quyền và các vụ kiện về bằng sáng chế. Tuy nhiên, hành động của Intel đã khiến họ gặp rắc rối ở Liên minh châu Âu, nơi các tòa án kết luận doanh nghiệp này phạm tội vi phạm chống độc quyền và hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến AMD. Intel đã bị phạt một khoản tiền kỷ lục 1,45 tỷ đơ la, một hình phạt mà Intel vẫn tiếp tục kháng cáo trước tòa. Trong mọi trường hợp, hành vi sai trái bị cáo buộc có thể không chỉ

63 ảnh hưởng đến tài chính và pháp lý mà còn có thể đe dọa danh tiếng, lòng tin của nhà đầu tư và lòng trung thành của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)