Các dạng văn hoá tổ chức của Quinn và McGrath

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 139 - 141)

CHƯƠNG 3 RA QUYẾT ĐỊNH ĐẠO ĐỨC TRONG KINH DOANH

4.3 CÁC DẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

4.3.3 Các dạng văn hoá tổ chức của Quinn và McGrath

Quin và McGrath (1985) tiến hành phân loại văn hoá cơng ty dựa vào đặc trưng của quá trình trao đổi thơng tin trong tổ chức. Những trao đổi, giao tiếp này là rất cần thiết để khẳng định vị thế của mỗi cá nhân hay tập thể, quyền lực họ có và có thể sử dụng, mức độ thỏa mãn với hiện trạng trong tổ chức. Những thông tin trao đổi phản ánh chuẩn mực hành vi, niềm tin, giá trị ưu tiên của họ. Chính vì vậy, chúng có thể được coi là một tiêu chí đáng tin cậy để phân biệt giữa các tập thể và cá nhân. Các

137 tác giả này cũng chia văn hoá tổ chức thành 4 dạng: kinh tế hay thị trường (rational hay market), triết lý hay đặc thù (ideological hay adhocracy), đồng thuận hay phường hội (concensual hay clan) và thứ bậc (hierarchical). Những đặc trưng văn hoá này sẽ thể hiện rõ khi xuất hiện sự giao tiếp giữa các cá nhân hay tập thể để quyết định về một vấn đề gì đó quan trọng (sự kiện, ý tưởng, luật lệ).

Văn hoá kinh tế hay văn hoá thị trường được thiết lập để theo đuổi các mục tiêu

năng suất và hiệu quả. Trong tổ chức có văn hoá dạng này, cấp trên là người đóng vai trò quyết định đến việc duy trì và thực thi văn hoá, quyền lực được uỷ thác phụ thuộc vào năng lực của họ. Phong cách lãnh đạo của dạng văn hoá này là chỉ đạo và tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu, các quyết định phải được thi hành, tinh thần tự giác của người lao động là do được khích lệ và đảm bảo bởi những cam kết trong hợp đồng lao động. Kết quả lao động được đánh giá trên cơ sở những sản phẩm hữu hình, người lao động được khích lệ hoàn thành những kết quả dự kiến. Những ưu điểm quan trọng của dạng văn hoá tổ chức này thể hiện ở sự hăng hái, chuyên cần và nhiều sáng kiến của người lao động. Điểm hạn chế chủ yếu là đơi khi tỏ ra “quá thực dụng".

Văn hố triết lý hay văn hố đặc thù thể hiện thơng qua những chuẩn mực được

ưu tiên trong việc thực hiện một công việc. Nó có tác dụng trong việc hỗ trợ thực hiện nhiều mục tiêu đồng thời. Trong những tổ chức có văn hoá triết lý, các quyết định thường mang tính tập thể, quyết nghị, người lãnh đạo thường can thiệp và đi tiên phong, sự tự giác của người lao động được củng cố bằng sự cam kết đối với những giá trị được tổ chức coi trọng. Quyền hạn được giao phó trên cơ sở uy tín (trí lực) và quyền lực cần thiết cho việc hoàn thành công việc. Kết quả lao động được đánh giá trên cơ sở sự nỗ lực, cố gắng khi thực hiện công việc. Mối quan tâm của toàn tổ chức là coi trọng sự tăng trưởng hơn thành tích trước mắt. Ưu điểm của dạng văn hoá tổ chức này thể hiện ở khả năng thích ứng, tính tự chủ và tinh thần sáng tạo. Tuy nhiên, đôi khi việc ra quyết định cũng có thể gặp trở ngại do sự bất đồng giữa các thành viên.

Văn hóa đồng thuận hay văn hố phường hội thường xuất hiện ở những tổ chức

mong muốn duy trì tinh thần tập thể, tình đoàn kết và tình thân ái. Trong những tổ chức có văn hóa dạng này, quyền lực có thể được trao cho bất kỳ thành viên nào, quyền lực thực tế được thực thi chủ yếu ở vị thế phi chính thức. Các quyết định thường được thảo luận chung trong tập thể và thể hiện sự thống nhất của tập thể; phong cách lãnh đạo chỉ là yếu tố cần tôn trọng và là biểu hiện của sự ủng hộ. Người lao động luôn tự giác thực hiện những điều đã được thống nhất bởi trong đó cũng có một phần đóng góp của họ. Con người được đánh giá trên cơ sở mối quan hệ của họ đối với những người khác và sự bày tỏ lòng trung thành của người đó đối với tổ chức. Ưu điểm của dạng văn hoá tổ chức này thể hiện ở tình thân ái, tính cơng bằng, kiên trung và sự bình đẳng. Kiểu văn hóa dạng này khó đạt được ở các tổ chức có quy mơ lớn.

138

Văn hố thứ bậc thường xuất hiện khi tổ chức muốn đảm bảo thực thi quy chế,

duy trì tình trạng ổn định và được giám sát chặt chẽ. Trong những tổ chức như vậy, quyền hạn được giao phó dựa vào quy chế (thế lực), quyền lực cũng được thể hiện ở những người có kiến thức kỹ thuật rộng (trí lực). Các quyết định được đưa ra sau khi các phân tích thực tế đã được tiến hành, người lãnh đạo thường tỏ ra bảo thủ và thận trọng. Sự tích cực của người lao động được duy trì bởi việc giám sát và kiểm tra. Kết quả lao động được đánh giá bằng những tiêu thức chính thức đã thống nhất và việc tơn trọng những giá trị cần được giữ gìn. Ưu điểm của dạng văn hoá tổ chức này thể hiện ở tính quy củ, lô-gích, trật tự và kỷ luật. Tuy nhiên, áp lực trong tổ chức có thể gây nên tình trạng căng thẳng, nặng nề.

Một phần của tài liệu Giáo trình đạo đức kinh doanh (Trang 139 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)