Tiếp cận từ góc độ chiến lược ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 26 - 29)

c. Bất bình đẳng về vai trò của người làm chứng

1.2.2.2. Tiếp cận từ góc độ chiến lược ngôn ngữ

Một cách tiếp cận khác là tìm hiểu chiến lược ngơn ngữ của các chủ thể trong giao tiếp pháp đình nhằm gìn giữ, củng cố và đấu tranh giành quyền lực.

Harris (1984), Walker (1987) (dẫn theo [143]) đều đề cập đến cách thức đặt câu hỏi của NVGT quyền lực cao. Walker chỉ ra luật sư có thể lợi dụng sự bất bình đẳng về quyền lực giữa luật sư và nguyên cáo, bị cáo, người làm chứng để đưa ra dạng câu hỏi một mặt vừa khống chế nội dung câu trả lời, mặt khác làm cho người trả lời khơng thể giải thích được chứng cứ; nhằm đạt mục đích chi phối kết quả tuyên án. Harris (1984) cho thấy những dạng câu hỏi được Hội đồng xét xử sử dụng nhiều bao gồm câu hỏi lựa chọn“yes/ no” (có... hay không?) và câu hỏi mở“how many...” (có bao

nhiêu...?)có tác dụng khống chế những người bị hỏi phải đưa ra nội dung và phương án trả lời ngắn. Quyền lực của NVGT quyền lực cao không chỉ ở đặc quyền đưa ra câu hỏi, mà còn ở khả năng quyết định hướng trả lời thích hợp cho người bị hỏi.

Theo Lv Wan -Ying (2011) [143], quyền lực trong giao tiếp pháp đình được hiểu là quan hệ khống chế, điều khiển của bên có quyền lực cao (chủ tọa, cơng tố viên, luật sư) với bên có quyền lực thấp hơn (bị cáo, người làm chứng). Mỗi NVGT có những chiến lược ngơn ngữ điều khiển khác nhau tùy thuộc vào mục đích giao tiếp của mình. Cụ thể là: Ở cấp độ cấu trúc, NVGT quyền lực cao điều khiển phân phối lượt lời và kiểm soát chủ đề hội thoại. Ở cấp độ hiệu quả giao tiếp, NVGT quyền lực cao ln đạt

được mục đích của mình nhờ phối hợp nhiều chiến lược khác nhau như chiến lược hỏi - đáp, ngắt lời, bác bỏ, bình luận ngữ dụng, sử dụng đại từ nhân xưng...

O’Barr (1982) và các đồng nghiệp (dẫn theo [135, tr.13 - 14]) đã tổng kết và so sánh phong cách ngơn ngữ pháp đình trên bốn thế đối lập:

1) Phong cách ngôn ngữ quyền lực mạnh (powerful speech style) và phong cách ngôn ngữ quyền lực yếu(powerless speech style) trong ngôn ngữ của người làm chứng tại tịa án Mĩ. Phong cách ngơn ngữ quyền lực yếu đặc trưng bởi những yếu tố ngơn ngữ rào đón, che chắn nhưI think (tôi nghĩ rằng), you see (anh biết đấy), sort of (kiểu như là), maybe (dường như là); những từ ngữ tình thái mang tính mơ hồ nhưprobably, possibly(có thể là); những từ đệm vô nghĩa biểu hiện tâm trạng do dự, bối rối nhưwell, oh, uh (dạ, ừ, à); những yếu tố đánh dấu lịch sự như please (xin/ mời); những từ ngữ tăng cấp/cường điệu, cố khẳng định/ đề cao tính chất quan trọng trong lời nói của mình nhưvery, surely, obviously, definitely (rất, chắc chắn, xác định, quả là) và loại hình câu hỏi ngữ điệu sử dụng ngữ điệu lên cao khi không chắc chắn. Phong cách ngôn ngữ quyền lực yếu biểu hiện trong phiên tòa ở những cấp độ, mức độ khác nhau và thường gặp ở những người làm chứng có địa vị kinh tế, xã hội thấp; ngược lại những người làm chứng có trình độ xã hội cao, có học vấn cao thường sử dụng phong cách ngơn ngữ quyền lực mạnh và có cách nói hiệu quả hơn. Những người làm chứng càng sử dụng phong cách quyền lực yếu trong lời khai nhiều thì độ tin cậy càng thấp.

2) Phong cách ngôn ngữ trần thuật (narrative testimony style) và phong cách ngôn ngữ phân mảnh(fragmented testimony style) được O’Barr phân biệt chủ yếu dựa vào độ dài/ngắn của câu trả lời mà người làm chứng hồi đáp luật sư. Trong hệ thống luật pháp Anh Mĩ, luật sư có quyền đưa câu hỏi để người làm chứng trả lời, nghĩa là luật sư nắm quyền dẫn dắt hình thức và thơng tin hồi đáp. O’Barr chỉ ra luật sư có thể cho người làm chứng bên mình có cơ hội trả lời dưới hình thức ngơn ngữ trần thuật (narrative), đồng thời hạn chế người làm chứng bên đối phương chỉ được đưa ra những câu trả lời ngắn gọn nhất (fragmented). Thông tin trong câu hỏi càng nhiều thì thơng tin trong câu trả lời càng bị hạn chế. Phong cách ngôn ngữ phân mảnh không chỉ xuất hiện trong ngôn ngữ của người làm chứng, mà cũng là đặc trưng chủ yếu trong ngôn ngữ của người vị thế thấp trong phiên tòa.

3) Phong cách ngôn ngữ nghi thức (formal testimony style) vàphong cách ngôn ngữ vượt chuẩn (hypercorrect testimony style): O’Barr đã chỉ ra rằng việc sử dụng tiếng Anh chính thức giúp tăng cường độ tin cậy cho người nói. Những người có trình độ văn hóa thấp, thuộc tầng lớp kinh tế thấp... khi ra tịa làm chứng có thể sử dụng ngơn ngữ địa phương. Điều này phần nào làm giảm đi mức độ thuyết phục trong lời khai của họ. O’Barr cịn phát hiện dạng ngơn ngữ vượt chuẩn nghĩa là những người làm chứng sử dụng nguồn từ ngữ nghi thức như thuật ngữ, từ nghề nghiệp... nhưng lại nghi thức hơn ngữ cảnh thông thường, gây nên những lỗi sai về ngữ pháp và từ vựng. Vì vậy ý nghĩa trong lời nói của những người làm chứng có phong cách ngơn ngữ này thường khơng tự nhiên, làm giảm đi tính chất thuyết phục và chân thành. Xem xét một ví dụ thực tế trong giao tiếp pháp đình Việt Nam dưới đây, biểu thức ngơn ngữ “báo cáo

tịa” trong phát ngơn của bị cáo có thể coi là vượt chuẩn hay lệch chuẩn nghi thức.

Ví dụ (1):

Bị cáo:Báo cáo tịatơi khơng đồng ý với bản cáo trạng...?

Chủ tọa: Ơng khơng dùng “Báo cáo…”, ở đây chúng tôi không tiếp nhận ý kiến của ơng mà chỉ xem xét, nói “Thưa tịa…”.

4) Phong cách ngơn ngữ liên tục (simultaneous speech style) và phong cách ngôn ngữ bị ngắt vụn (interrupted speech style) liên quan đến khả năng diễn đạt lưu lốt hay khơng.O’Barr cho rằng những người gây ấn tượng tin cậy nhiều hơn đối với bồi thẩm đồn chính là những người có phong cách ngơn ngữ nói năng tự nhiên, liên tục, ít khi cần luật sư bào chữa hỗ trợ và thậm chí có thể chống lại sự ngắt lời của luật sư bào chữa cho đối phương. Trong trường hợp đương sự nói năng lủng củng, ngắt qng thì luật sư bào chữa cho người này cần tổng kết, trần thuật lại trước tịa để làm giảm đi ấn tượng khơng có lợi về phong cách ngôn ngữ này.

Nghiên cứu xoay quanh mối quan hệ giữa quyền lực và ngơn ngữ pháp đình có thể hướng đến việc chỉ ra những biểu hiện quyền lực bất bình đẳng có ngun nhân từ vị thế xã hội của NVGT; hoặc hướng đến tìm hiểu cơ chế hoạt động của ngôn ngữ với tư cách một công cụ làm việc trong các cơ quan pháp luật, xem xét quyền lực tư pháp được biểu hiện thế nào thơng qua ngơn ngữ. Theo đó, ngơn ngữ pháp đình vừa là phương tiện ngun cấp của quyền lực, vừa chịu sự điều chỉnh của quyền lực.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)