b. Những người tiến hành tố tụng sử dụng phương tiện xưng hô không phù hợp
3.2.2.1. Chiến lược thay đổi từ ngữ định danh
Thông thường, mỗi NVGT khi tham gia hội thoại thường đứng ở một lập trường, quan điểm riêng để lựa chọn từ ngữ định danh cho những thực thể, hành động, quan hệ... phù hợp với nhận thức của mình. Một khi người nói đã lựa chọn từ ngữ gắn với một quan điểm nhất định, người nghe có thể tiếp nhận và trượt theo quan điểm đó một cách vơ thức. Tuy nhiên, trong giao tiếp pháp đình, một sự khác biệt nhỏ về nhận thức, tư tưởng cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phán quyết cuối cùng của Hội đồng xét xử. Những NVGT với những mục đích giao tiếp cụ thể khác nhau - thậm chí đối lập nhau - khơng dễ dàng chấp nhận từ ngữ định danh của đối tác một cách giản đơn, tức là không tiếp nhận quan điểm của đối tác một cách thụ động. Phương diện nghĩa định danh của từ được sử dụng như một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các NVGT tham gia đấu tranh, giành ảnh hưởng quyền lực tư tưởng. Các NVGT ở vị thế thấp trong giao tiếp pháp đình, đặc biệt là bị cáo thường xuyên tận dụng chiến lược thay đổi từ ngữ định danh. Xem xét ví dụ (43), (44), (45) trích dẫn từ hội thoại giữa chủ tọa, đại diện Viện kiểm sát và bị cáo trong phiên tòa “Giết người, cướp tài sản” dưới đây:
Ví dụ (43):
Bị cáo: Hải hỏi bị cáo có đi chơi được khơng thì đi ln. Hải gửixe rồi đi, xong Hải nhờ bị cáogửixe ở nhà người quen
Chủ tọa: Nhờgửixe hayđặtxe?
Bị cáo:Gửi.Lúc đó bị cáogửixe.
Chủ tọa: Lúc đó bị cáocầm bao nhiêu tiền?
Bị cáo: Bị cáo không nhớ rõ. Bị cáo cầm khoảng 5, 6 trăm bị cáo khơng nhớ. Lúc đó bị cáomượnanh Bảy.
Chủ tọa: 5, 6 trăm. Bị cáogửixe ở nhà Bảy.Đặt xe ở đó và vay 1 triệu, lúc đó bị cáo có nghĩ ra yêu cầuđặtlấy tiền khơng?
Chủ tọa phiên tịa dùng từ “đặt(xe)”, “cầm (đồ)”; còn bị cáo dùng“gửi(xe)” và
“mượn (tiền)”phản ánh hai lập trường, quan điểm đối lập nhau. Cách sử dụng từ “đặt (xe)”, “cầm (đồ)”của chủ tọa cho thấy tình thế bí bách, khó khăn, khơng thể xoay xở của hai bị cáo; cũng có nghĩa là chủ tọa đang cố gắng truy tìm, lí giải động cơ đẩy hai bị cáo đến hành động giết người, cướp tài sản. Còn cách sử dụng từ “gửi (xe)”,“mượn (tiền)”của bị cáo lại cho thấy hai hành động này khơng có gì bất thường, khơng có liên quan đến nhau và ngầm phủ định động cơ phạm tội của mình. Bị cáo kín đáo thay thế từ ngữ định danh, xây dựng bản chất sự việc khác hẳn với quan điểm của chủ tọa.
Ví dụ (44):
Đại diện Viện kiểm sát: Cólấytiền khơng?
Bị cáo: Bị cáo cóbỏtiềnravà vứtví đi.
Đại diện Viện kiểm sát sử dụng động từ “lấy (tiền)” chỉ rõ bản chất hành động bị cáo đã thực hiện là chủ động cướp tài sản - một tội danh theo quy định pháp luật. Trong khi đó, bị cáo sử dụng các từ “bỏ tiền ra và vứt ví đi” với sắc thái khách quan
hóa, đối kháng lại quan điểm kết tội của đại diện Viện kiểm sát. Cách diễn đạt lại của bị cáo gắn với chủ đích làm sai lệch từ vựng nhằm giảm tính chủ động của hành động, giảm trách nhiệm cho mình.
Ví dụ (45):
Chủ tọa: Bảodừng lại hay là phi xe lên trước đầu xe buộc dừng lại? Đó khơng phải làbảo, đó là buộcdừng lại. Thế sau đó thì sao?
Bị cáo:Sau đó bị cáobảolái xe ra
Để chỉ sự việc bị cáo trước đó đã chặn đầu xe, dọa dẫm và gây áp lực bắt người bị hại phải dừng lại, bị cáo sử dụng từ “bảo” với nghĩa “yêu cầu một cách nhẹ nhàng,
đối tượng bị u cầu có quyền thực hiện hoặc khơng”; cịn chủ tọa dùng từ “buộc” tức
là “cưỡng chế và uy hiếp bằng vũ lực, người bị cưỡng chế không muốn thực hiện
nhưng khơng có cách lựa chọn nào khác - nếu không sẽ nhận hậu quả”. Cách lựa chọn
từ vựng của Hội đồng xét xử trong trường hợp này cho thấy quan điểm buộc tội: gọi tên chính xác bản chất của sự việc khách quan, cho thấy hành vi của bị cáo là phạm tội có sử dụng vũ lực và có chủ ý; trong khi bị cáo sử dụng từ ngữ trung tính, loại trừ nét nghĩa “có sử dụng vũ lực”, ngăn chặn trước khả năng dẫn đến suy luận về hành vi phạm tội của mình. Ở lượt lời kế tiếp sau lượt lời của chủ tọa, bị cáo vẫn kiên trì với lựa chọn từ vựng trước đó, khơng sử dụng từ mà chủ tọa đã chọn, tức vẫn tiếp tục che chắn trước nguy cơ bị kết tội.
Có thể thấy, hiện tượng điều chỉnh từ ngữ định danh gắn với đấu tranh quyền lực là một quá trình liên tục trong xét xử, mỗi NVGT đều muốn sử dụng ngơn ngữ phục vụ cho mục đích riêng. Những NVGT có quyền lực yếu thường điều chỉnh từ vựng của những đối tác giao tiếp có quyền lực mạnh hơn, nhằm sửa chữa những hàm ý gây bất lợi cho mình. Họ khơng trực tiếp dùng những từ ngữ bác bỏ công khai, vì như vậy ấn tượng về họ trong mắt đối tác giao tiếp càng xấu hơn. Thay vào đó, họ sửa chữa những từ ngữ định danh một cách kín đáo, trốn tránh lập trường kết tội của những đối tác nắm quyền lực tư pháp. Tuy nhiên, những NVGT nắm quyền lực tư pháp tỉnh táo hồn tồn có thể ngăn chặn những sai lệch, bóp méo từ vựng để đảm bảo tính chất khách quan trong xét xử. Xem xét ví dụ (46) trong ngữ liệu vụ án “Cố ý gây thương tích”:
Ví dụ (46):
Chủ tọa: Tay cầm gì khơng?
Bị cáo:Bị cáo cầm một vật.
Bị cáo:Cầm một vật.
Chủ tọa: Một vật đấy là gì?
Bị cáo:Mộtmẩu gạch.
Chủ tọa: Mẩu gạch?Mẩu gạchđó to bằng đâu?
Bị cáo:To bằng nắm tay.
Chủ tọa:Quá nửa viên gạch, đừng nói như thế!Quá nửa viên gạch. Rõ ràng là nửa viên gạch. Sau đó nhắm vào aiđánh?
Bị cáo:Bị cáo cầmviên gạchrồikhuatay.
Chủ tọa: Khua! Khua thế nào mà vỡ mũi ông YI đấy? Hả?Khua kiểu gì mà vỡ mũi một người? Cái đấy tơi nói rất thật. Vỡ mũi người ta ra như thế! Khua như thế nào?...Khua hayđập? Phải nói đúng từ! Hiếu nóiđánhngười ngồi giữa đúng khơng? Tơi nói bị cáo nhé, người ta khơng có mâu thuẫn gì với bị cáo, mà chỉ vì vài đồng bạc mà bị cáođậpvào mặt người ta. Phải nói thật như thế!
Ở đây, để chỉ cơng cụ gây án, bị cáo sử dụng từ "một mẩu gạch” tức là "một phần rất nhỏ" của viên gạch (trong khi thực tế công cụ gây án là một viên gạch) nhằm
mục đích che đậy tính chất sát thương cao của cơng cụ gây án. Tiếp đó, để chỉ hành động gây án, bị cáo sử dụng động từ "khua" nghĩa là "chuyển động của cánh tay với
tốc độ chậm, cường độ nhẹ, khơng có mục đích hướng đến đối tượng từ trước" để
ngầm phủ nhận tính chất bạo lực và chủ động của hành động đã thực hiện. Đằng sau thao tác lựa chọn từ ngữ định danh của bị cáo là một quá trình suy luận logic để gây ảnh hưởng đến quan điểm, lập trường của Hội đồng xét xử, thuyết phục Hội đồng xét xử tin rằng: mức độ của sự việc không nghiêm trọng; hành vi cấu thành tội phạm của bị cáo nằm ngoài ý muốn chủ quan. Nhưng chủ tọa không bị ảnh hưởng bởi cách sử dụng từ ngữ đó. Bằng sự nhạy cảm nghề nghiệp, quan điểm truy tìm tính chân thực trong xét xử, chủ tọa nhanh chóng phát hiện ra âm mưu thao túng tư tưởng, gây mơ hồ từ vựng của bị cáo. Chủ tọa điều chỉnh “một mẩu gạch” thành “nửa viên gạch”,
“khua” thành “đánh”,“đập” thể hiện chính xác ý chí chủ động, mức độ nghiêm trọng
trong hành vi của bị cáo; đồng thời chủ tọa yêu cầu bị cáo sử dụng từ ngữ chính xác. Từ những ví dụ trên có thể thấy trong q trình trả lời thẩm vấn hoặc cung cấp lời khai, những NVGT quyền lực thấp (bị cáo) có thể kín đáo hoặc cơng khai điều
chỉnh những từ ngữ định danh hành vi và tác nhân liên quan đến q trình phạm tội trong các phát ngơn của NVGT có quyền lực cao (Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát). Ngôn ngữ gắn chặt với nhận thức, lập trường của con người. Sự điều chỉnh từ vựng do đó khơng phải một thao tác ngẫu hứng, cơ giới mà hoàn tồn là một chiến lược của các NVGT nhằm mục đích tác động đến đối tác giao tiếp để được những mục đích riêng. Tầm tác động của quyền lực lập trường, quan điểm đến đâu tùy thuộc vào hiệu quả chiến lược thay đổi từ ngữ định danh mà các NVGT lựa chọn và sử dụng.