Cấu trúc các cặp trao đáp

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 48 - 53)

QUYỀN LỰC TRONG TƯƠNG TÁCPHÁP ĐÌNHTIẾNG VIỆT

2.2.1. Cấu trúc các cặp trao đáp

Như trên đã trình bày, trường phái phân tích diễn ngơn Birmingham (Anh) đã phát hiện ra cấu trúc tương tác gồm năm bậc theo thứ tự từ lớn đến nhỏ: interaction (cuộc tương tác)  transaction (phiên giao dịch)  exchange (cặp trao đáp)  move (bước thoại) speech acts (hành động nói).

Đơn vị cơ bản của tương tác là “exchange”, được các nhà Việt ngữ học như Đỗ Hữu Châu [10, tr.296] dịch là “cặp thoại ”, Nguyễn Thiện Giáp gọi là “sự trao đáp” [19, tr.83]. Cấu trúc điển hình, lí tưởng củaexchange theo Sinclair và Coulthard gồm ba bước thoạiI - R- F.

Ví dụ (13):

Chủ tọa: Quen nhau từ bao giờ?( I)

Bị cáo:Bị cáo quen khoảng hơn 2 năm.( R) Chủ tọa: Hơn 2 năm. Tức là từ năm 2010. ( F)

Bước thoại phản hồi F là một phát hiện của Sinclair và Coulthard bổ sung cho

cặp kế cận(adjacency pair) I - R vốn được phân tích hội thoại Mĩ coi như là một cơng cụ chủ yếu. Bước thoại đóng vai trị là một dấu gạch nối tạo mối liên kết giữa các vận động tương tác - vừa phản hồi cho lời hồi đáp của người thụ ngôn, vừa tiền dẫn nhập cho hành động khởi phát tiếp theo của chủ ngôn. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất sử dụng thuật ngữ cặp trao đáp dựa trên cơ sở: Đơn vị tương tác này được hình thành từ hai vận động là trao lời và đáp lời. Khi nói đếncặp trao đápvới tư cách một thuật ngữ của phân tích diễn ngơn nghĩa là nói đến một đơn vị được hiểu rộng và linh hoạt hơn khái niệm “cặp” với ý nghĩa “hai sự vật, cá thể cùng loại” trong ngôn ngữ thông thường.

Trên thực tế, trong mơ hình cặp trao đáp I - R - F độc lập của Sinclair và Coulthard, các bước thoại R, F có thể xuất hiện hoặc khơng và sự trao đáp khơng phải bao giờ cũng gói gọn trong ba lượt lời, mà có thể diễn ra qua nhiều lượt lời. Trong cấu trúc cặp trao đáp có thể bao chứa hoặc kéo theo những bước thoại khởi phát phụ thuộc (kí hiệu: Ib - bound initiaton). Mơ hình I - R - F của Sinclair và Coulthard do vậy mà có nhiều biến thể khác nhau như các mơ hình cấu trúccặp trao đáp tái dẫn nhập: I - R

- Ib - R - F, I - R - (Ib) - R - F;cặp trao đáp liệt kê: I - R - F - (Ib) - R - F - (Ib) - R - F; cặp trao đáp nhấn mạnh: I - R - Ib - R; cặp trao đáp lặp: I - R - Ib - R - F. Trong các

mơ hình này, (Ib) là bước thoại phụ thuộc có thể có mặt hoặc khơng. Những cấu trúc cặp trao đáp được nhiều nhà phân tích diễn ngôn Anh cùng chia sẻ quan điểm, trở thành một phương pháp phân tích áp dụng cho những loại hình diễn ngơn trong đó có một người giữ tồn quyền điều khiển tương tác, kiểu như: bác sĩ - bệnh nhân, cảnh sát - nghi can, linh mục - các con chiên...

Trong luận án này, chúng tơi áp dụng cách phân tích cấu trúc cặp trao đáp tương tác lớp học Anh (classroom) của Sinclair và Coulthard vào phân tích tương tác pháp đình tiếng Việt (courtroom). Các dạng cấu trúc cặp trao đáp được xem xét trong quan hệ với tham biến quyền lực. Kết quả sẽ cho thấy “chiếc áo” cấu trúc cặp trao đáp ba bước I - R - F mà các nhà phân tích diễn ngơn Anh đưa ra có vừa vặn với cấu trúc tương tác pháp đình tiếng Việt hay khơng và yếu tố quyền lực có vị trí như thế nào trong các cấu trúc cặp trao đáp ở ngữ cảnh tương tác pháp đình tiếng Việt.

Khảo sát 2600 cặp trao đáp trong 6572 lượt phát ngơn, chúng tơi thấy có sáu dạng cấu trúc cặp trao đáp phổ biến trong tương tác pháp đình như sau:

+ Cặp trao đáp một bước thoại: I

Cặp trao đáp một bước thoại khởi phát I mang chức năng truyền tải thơng tin và khơng có bước thoại trả lời của người nghe. Một mặt, người nói khơng địi hỏi người nghe phải trả lời, chỉ cần tiếp nhận thông tin một chiều. Mặt khác, những thông tin trong bước thoại duy nhất này mang ý nghĩa công khai hoạt động xét xử trước cơng chúng nói chung, khơng xác định riêng một đối tượng cụ thể nào.

Ví dụ (14):

Chủ tọa: Tịa tun bố kết thúc phần thủ tục, sang phần xét hỏi.

+Cặp trao đáp hai bước thoại: I - R

Cặp trao đáp hai bước thoại liền kề và gắn kết chặt với nhau, bước thoại khởi phát (I) địi hỏi sự có mặt của bước thoại hồi đáp (R). Dạng cấu trúc cặp trao đáp này bản chất là một cặp kế cận (adjacency pair) mang những đặc điểm chủ yếu như Schegloff và Sack (1973) chỉ ra: 1) kế cận nhau, 2) do hai người nói khác nhau nói ra, 3) được tổ chức thành bộ phận thứ nhất và bộ phận thứ hai, 4) có tổ chức riêng sao cho bộ phận riêng thứ nhất địi hỏi phải có bộ phận riêng thứ hai (hoặc loại bộ phận thứ hai) (dẫn theo [10, tr.292]). Trong trường hợp này, một bước thoại khởi phát I địi hỏi sự có mặt của bước thoại hồi đáp R. Bước thoại hồi đáp R có thể được thực hiện bằng lời nói, chẳng hạn cặphỏi - trả lời; thơng tin - trả lờihoặc thực hiện bằng hành động phi lời, trường hợp cặpđiều khiển - thực hiện hành động điều khiển.

Ví dụ (15):

Chủ tọa: Bị cáo nghề nghiệp gì khơng? (I)

Bị cáo:Khơng ạ. (R)

+Cặp trao đáp ba bước thoại: I - R - F

Cặp trao đáp được cấu tạo từ bước thoại khởi phát (I), bước thoại hồi đáp (R) và bước thoại phản hồi (F). Bước thoại khởi phát I chủ yếu trong dạng trao đáp này là bước thoại hỏi. Bước thoại hồi đáp R có vai trị đáp ứng lại yêu cầu về thơng tin và

hành động được địi hỏi. Bước thoại phản hồi F thực hiện chức năng kép: vừa đánh giá, nhận xét bước thoại hồi đáp, vừa dẫn nhập cho một bước thoại khởi phát mới xuất hiện.

Ví dụ (16):

Bị cáo:Có.(R)

Chủ tọa: Tịa nói cho bị cáo biết, đứng ở đấy là tội giúp sức. Bốn người Hàn Quốc cao to như thế nhìn thấy một đám vị thành niên như thế này.(F)

+Cặp trao đáp hai bước thoại mở rộng: I - R - F1 - F2

Trong mơ hình này, phần “I - R” là cấu trúc chủ yếu, phần “F1 - F2” là cấu trúc phụ thuộc. Xét về ngữ nghĩa, bước thoại F1 thường lặp lại tồn bộ thơng tin; hoặc lặp lại một bộ phận thông tin trong bước thoại R, đồng thời kèm theo một vài thông tin mang tính chất giải thích, tổng kết hay khoanh vùng phạm vi. Về mặt hình thức, bước thoại F1 thường xuất hiện dưới dạng câu hỏi, phổ biến là câu hỏi sử dụng ngữ điệu lên giọng ở cuối câu hoặc câu hỏi trả lời đúng/sai nhưà, chứ gì, (đúng) khơng... Xét về chức

năng, bước thoại thứ ba trong trao đáp này có chức năng “kép”: một mặt, bước thoại này phản hồi cho bước thoại hồi đáp R trước đó, biểu thị thái độ hồi nghi, ngạc nhiên, thiếu tin tưởng... của NVGT trước thông tin mà đối tác giao tiếp vừa cung cấp; mặt khác bước thoại tiếp tục khởi phát, đòi hỏi đối tác giao tiếp phải xác nhận thông tin và/hoặc cung cấp thêm thông tin chi tiết. Bước thoại thứ tư F2 với tư cách hồi đáp cho bước thoại khởi phát phụ thuộc F1 chỉ là những phát ngôn xác nhậnđúng, dạ, sai, vâng ạ...

Ví dụ (17):

Chủ tọa: Hơm đó về đến nhà nghỉ Trung Hải lúc mấy giờ?(I)

Bị cáo:Bị cáo cũng không nhớ.(R) Chủ tọa: Không nhớ là mấy giờ à?(F1) Bị cáo:Vâng.(F2)

+Cặp trao đáp hai bước thoại mở rộng: I - R - F1 - F2 - F3 - F4...

Cấu trúc I - R - F1 - F2 - F3 - F4... có thể coi là sự mở rộng của cấu trúc I - R - F1 - F2. Về cơ bản, cấu trúc này hình thành một chuỗi bước thoại được mở rộng từ bước thoại khởi phát I và bước thoại hồi đáp R xuất hiện đầu tiên. Những bước thoại F1 - F2 - F3 - F4... phụ thuộc nhau theo quan hệ móc xích: F1 phụ thuộc R, F2 phụ thuộc F1, F3 phụ thuộc F2, F4 phụ thuộc F3... Chúng là những bước thoại có chức năng “kép”: vừa phản hồi, tiếp thụ bước thoại xuất hiện trước nó; vừa khởi phát cho bước thoại xuất hiện sau nó. Số lượng bước thoại trong chuỗi I - R - F1 - F2 - F3 - F4... tùy thuộc vào sự hài lịng, thỏa mãn thơng tin của người khởi phát.

Ví dụ (18):

Chủ tọa: Khi đi bị cáo mặc quần áo gì? (I)

Bị cáo:Hơm đó rét nên là bị cáo mặc áo da. (R)

Chủ tọa: Áo khoác? (F1)

Bị cáo:Dạ. Áo khoác da. (F2)

Chủ tọa: Áo khốc da màu gì? (F3)

Bị cáo:Áo khốc da màu đen.(F4)

+ Cấu trúc cặp trao đáp hai bước thoại dạng lặp: I - R - Ir- Rr

Dạng cấu trúc lặp I - R - Ir- Rr cũng xoay quanh bước thoại khởi phát I và bước thoại hồi đáp R xuất hiện đầu tiên. Về nội dung đòi hỏi, bước thoại khởi phát Ir lặp lại bước thoại khởi phát I, bước thoại hồi đáp Rr lặp lại bước thoại hồi đáp R mặc dù diễn đạt bằng từ ngữ khác nhau. Nghĩa là, những bước thoại lặp Ir- Rrkhông khai thác thông tin mới, chỉ lặp lại thông tin cũ đã biết từ hai bước thoại I - R đứng đầu trao đáp.

Ví dụ (19):

Chủ tọa: Bị cáo có đi về qua đêm khơng?(Nói to) (I) Bị cáo:Dạ khơng.(R)

Chủ tọa: Có thỏa thuận đi về trong đêm khơng?(Ir) Bị cáo:Không.(Rr)

Tỉ lệ các dạng cấu trúc cặp trao đáp xuất hiện trong tương tác pháp đình được cụ thể hóa trong bảng sau:

Bảng 2.5. Tỉ lệ các dạng cấu trúc cặp trao đáp trong tương tác pháp đình

Thứ tự Cấu trúc cặp trao đáp Số lượng Tỉ lệ %

1 I 116 4.5 2 I - R 1579 60.7 3 I - R - F1- F2 322 12.4 4 I - R - F1- F2 - F3- F4... 152 5.8 5 I - R - Ir- Rr 125 4.8 6 I - R - F 306 11.8 Tổng số 2600 100

(Kí hiệu bước thoại: Khởi phát - I; Hồi đáp - R; Phản hồi - F; Phản hồi và khởi

Kết quả này cho thấy: Quá trình tương tác pháp đình được điều phối nhịp nhàng với sự tích cực tham gia của cả bên phát và bên nhận dựa trên trục “khởi phát (I) - hồi đáp (R)" đóng vai trị cốt lõi. Dạng cấu trúc cặp trao đáp được ưa chuộng nhất trong tương tác pháp đình là dạng cấu trúc trao đáp hai bước thoại I - R chiếm tỉ lệ 60.7% tổng số cặp trao đáp. Bên cạnh đó, các dạng cấu trúc cặp trao đáp trong tương tác pháp đình cũng có xu hướng phức hóa biểu hiện ở tỉ lệ 23 % đối với cặp trao đáp hai bước thoại mở rộng (I - R - F1 - F2; I - R - F1 - F2 - F3 - F4...; I - R - Ir- Rr) và tỉ lệ 11.8% đối với cấu trúc ba bước thoại (I - R - F). Xu hướng này cũng phần nào phản ánh thái độ thận trọng của những người tiến hành tố tụng trong việc đấu tranh với đối tác giao tiếp để khai thác và xác nhận thông tin sao cho kĩ càng, sáng tỏ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đi đến phán quyết cuối cùng.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)