c. Phương tiện từ ngữ hô gọi đại diện Viện kiểm sát, luật sư
3.1.3.1. Phương tiện từ ngữ tựxưng của nhân vật giao tiếp có quyền lực thấp
Thống kê trên 3058 lượt lời của NVGT có quyền lực thấp thu được 1515 PTTN tự xưng của bị cáo, 290 PTTN tự xưng của người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ. Tỉ lệ phân bố của từng nhóm phương tiện được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.8. Tỉ lệ phương tiện từ ngữ tự xưng của NVGT có quyền lực thấp
STT Nhân vật giao tiếpcó quyền lực thấp
Nhóm phương tiện từ ngữ tự xưng Các từ ngữ tự xưng được sử dụng Số lượng Tỉlệ% trên tổng số PTTNXH 1 Bị cáo
Danh xưng pháp luật bị cáo 1487 98.1
Đại từ nhân xưng tôi 5 0.3
Danh từ thân tộc em, cháu, con 23 1.5 2 Người bị hại (đại diện
hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ
Đại từ nhân xưng tơi, chúng tôi 134 80.7 Danh từ thân tộc em, cháu, con
56 19.3
Kết quả khảo sát trên bảng 3.8 chỉ ra hai xu hướng song song tồn tại trong cách tự xưng của NVGT quyền lực thấp: xu hướng xác lập vị thế quyền lực thấp theo quan hệ hành chính thuần túy; và xu hướng xác lập vị thế quyền lực thấp theo quan hệ xã hội. Xu hướng quan hệ hành chính thuần túy biểu hiện rõ rệt ở số lượng những từ ngữ tự xưng mang tính nghi thức cao, tn theo quy định tại tịa: NVGT bị cáo sử dụng nhiều nhất là danh xưng pháp luật “bị cáo”, chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối 98.1% tổng số phương tiện tự xưng. NVGT người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng và những người có QL&NVLQ sử dụng nhiều nhất là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất “tôi” và “chúng tôi”, chiếm tỉ lệ 80.7 % tổng số PTTN tự xưng.
Xu hướng xác lập vị thế quyền lực thấp theo quan hệ xã hội biểu hiện ở việc sử dụng những danh từ thân tộc ngành dưới: em, cháu, con để tự xưng, tức là ấn định người nghe ở vị thế cao hơn. Tỉ lệ sử dụng cao gần như tuyệt đối của danh xưng pháp luật (bị
cáo) và đại từ nhân xưng trung tính (tơi, chúng tơi) trong phát ngôn của NVGT quyền
phần nào mạnh hơn những đối tượng còn lại. Hoạt động của những phương tiện tự xưng trên phản ánh nhận thức của chủ thể giao tiếp về quyền lực của mình, cũng như quyền lực của các cơ quan tố tụng.
Đối với bị cáo, chủ thể giao tiếp này chủ yếu sử dụng danh xưng pháp luật “bị
cáo” - theo đúng như cách NVGT quyền lực cao đã hơ gọi mình. Đáng lưu ý là ngay
cả khi được NVGT quyền lực cao - chủ tọa cho phép, hướng dẫn bị cáo xưng là“tơi”
thì họ vẫn khơng điều chỉnh lại cách xưng hơ. Ví dụ (37):
Bị cáo:Dạ thưa, con lớn củaconlà 2002.
Chủ tọa: Trong quá trình thẩm vấn tại phiên tịa, bị cáo phải thưa "tịa", xưng "tơi", chứ không phải là "con". Bị cáo bị bắt tạm giam, giam giữ từ ngày nào?
Bị cáo:Bị cáobị bắt tạm giam ngày 12/10.
Khi NVGT tự xưngbị cáocũng có nghĩa là chấp nhận sự thật bản thân mình đang ở vị trí “người được tịa án đưa ra xét xử”, chấp nhận áp lực của ngữ cảnh giao tiếp. Ngữ cảnh với tính chất là một phạm trù tâm lí - nhận thức của người giao tiếp cho thấy trong mỗi người tồn tại rất nhiều nếm trải chủ quan trực tiếp hoặc gián tiếp; những nếm trải này được tự động xử lí khái qt hóa, trừu tượng hóa, đúc kết hình thành nên kinh nghiệm và được đưa trở lại dùng trong giao tiếp ngôn ngữ. Chấp nhận một cách xưng gọi được định sẵn cũng có nghĩa là chấp nhận những kinh nghiệm, nhận thức... của xã hội và cộng đồng ngôn ngữ về hồn cảnh của mình. Mơ hình nhận thức xã hội đặt ra những áp lực nhất định đối với thuật ngữ pháp luật “bị cáo”. Khi tự xưng như vậy, bị cáo phải đối mặt với những áp lực tâm lí đó; tự giác ý thức sâu sắc hơn về thân phận, địa vị của mình trong phiên tịa; đồng thời xác định rõ trách nhiệm đối với hành vi phạm tội đã thực hiện.
Đối với người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng và những người có QL&NVLQ, đại từ nhân xưng“tơi”,“chúng tơi” khơng cung cấp bất
kì dấu hiệu nhận thức nào về vị thế thấp hơn của chủ thể giao tiếp. Người nói tự hạn định mình, tách mình khỏi những quan hệ xã hội khác như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, mức độ thân quen... để tham gia vào một quan hệ hành chính thuần túy. Địa vị pháp lí cho phép họ khơng cần sử dụng đến những thủ pháp “mềm hóa” cách xưng hơ.
Ngồi ra, NVGT này nương vào nét nghĩa “ngành dưới”, “gần gũi về khoảng
cách xã hội” của danh từ thân tộc con, cháu, emđể xác lập vị thế thấp của mình trong quan hệ với NVGT quyền lực cao hơn. Những trường hợp này thường rơi vào những NVGT tuổi tác ít hơn Hội đồng xét xử, thuộc giới nữ và trình độ học vấn hạn chế. Những danh từ thân tộc này vẫn mang sắc thái biểu cảm và không phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp pháp đình, có thể bị Hội đồng xét xử nhắc nhở và yêu cầu điều chỉnh. Hiện tượng này một mặt chỉ ra ý thức rõ rệt về vị thế thấp của bản thân người nói; song mặt khác cũng cho thấy kinh nghiệm, kĩ năng giao tiếp của công dân này trước pháp luật còn yếu. Thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về ngôn ngữ giao tiếp pháp luật ở cơ quan cơng quyền cũng là một ngun nhân góp phần làm suy giảm quyền lực vốn đã yếu của NVGT quyền lực thấp tại tòa.