Nhóm Khuyên răn

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 128 - 129)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

g. Nhóm Khuyên răn

Nhóm Khuyên răn chỉ gồm một HĐNT khuyên răn, với đích ngơn trung là: SP1 đưa ra một ý kiến, giải pháp, cách xử sự nào đó theo quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội mà SP2 nên làm theo.

Cần phân biệt HĐNT khuyên bảo, khuyên cankhuyên răn. Với 3 loại HĐNT này thì SP1 đều có vị thế cao hơn SP2 ít nhất về một phạm vi nào đó, chẳng hạn như giàu kiến thức hơn, học vấn cao hơn, nhiều kinh nghiệm... Song, nếu HĐNT khuyên bảophần nào thiên về mối quan hệ gần gũi giữa SP1 và SP2; HĐNTkhuyên can nhằm ngăn SP2 khơng thực hiện hành vi nào đó vì nó làm tổn hại lợi ích của SP2; thì HĐNT

khuyên răn mới là HĐNT xuất hiện chủ yếu trong diễn ngôn xét xử. SP1 - chủ tọa hoặc hội thẩm nhân dân - là những người ở địa vị cao hơn, đại diện cho quyền lực tư pháp cũng như cơng lí, lẽ phải trong xã hội. SP1 đưa ra một giải pháp mà đối tượng giao tiếp nên làm theo, làm được như thế sẽ phù hợp với đạo đức xã hội và cách xử sự được quy định trong các quy phạm pháp luật. Nhưng trên thực tế, SP2 đã không làm hoặc làm trái với đạo đức và pháp luật, để rồi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi sai trái của mình. HĐNTkhuyên răn xuất phát từ một chức năng quan trọng của pháp luật - chức năng giáo dục pháp luật cho công dân. Bản chất mỗi phiên tòa đã là một hoạt động giáo dục gián tiếp, mỗi cơng dân tham gia phiên tịa có thể thu nhận được những kinh nghiệm ứng xử xã hội cũng những kiến thức về pháp luật thơng qua q trình xét xử và bản án. Tuy nhiên, ngay trong khi xét xử, những người tiến hành tố tụng cũng đưa ra HĐNT khuyên răn trực tiếp nhằm định hướng cho bị cáo điều chỉnh hành vi và nhận thức sao cho đúng đắn hơn.

Ví dụ (57)

Hội thẩm nhân dân:Lẽ ra phải lao động để làm lợi ích cho gia đình, cho xã hội. Suy nghĩ nơng nổi, khơng chín chắn, khơng hiểu biết pháp luật, đấy là may mà không chết người, chứ nếu mà chết hoặc lấy đồng hồ, lấy cái bút của người ta thì là phạm tội khác...

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)