TRONG GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH TIẾNG VIỆT
Trong chương 4, dựa vào phương pháp định lượng, chúng tơi khảo sát và lí giải chiến lược huy động các HĐNT - bao gồm cả HĐNT trực tiếp và HĐNT gián tiếp - nhằm xây dựng tương quan quyền lực giữa các nhân vật giao tiếp. Việc nhận diện HĐNT được tiến hành thận trọng nhằm hạn chế những yếu tố chủ quan có thể làm lệch độ tin cậy của kết quả thống kê.
4.1. NHẬN DIỆN HĐNT BIỂU THỊQUYỀN LỰC TRONG GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH
4.1.1. Các HĐNT biểu thị quyền lực trong giao tiếp pháp đình
Về quan điểm để nhận diện HĐNT trực tiếp, chúng tơi sử dụng ba tiêu chí quan trọng nhất mà Searle (1971, 1976) đã dùng để phân loại gồm đích ngơn trung, hướng khớp ghép giữa từ ngữ với thực tại và trạng thái tâm lí được thể hiện; trong đó chúng tơi đặc biệt nhấn mạnh tiêu chí đích ngơn trung. Chúng tơi chia sẻ với tác giả Mai Xuân Huy trong nhận định về tiêu chí đích ngơn trung hay đích giao tiếp: “đích ngơn trung hoặc mục đích giao tiếp của lời nói khi phát ra có một giá trị xác định đặc điểm và bản chất hay “danh tính của hành vi ngơn ngữ”[39, tr.64].
Đối với nhóm HĐNT gián tiếp, chúng tơi kế thừa bộ bốn nhóm tri năng được tác giả Đặng Thị Hảo Tâm [65] nêu ra trong luận án của mình, bao gồm: Tri năng ngơn ngữ, tri năng bách khoa, tri năng logic, tri năng dụng học.
Đối với những văn bản (quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản cáo trạng, bút lục, tài liệu liên quan và án văn...) được đọc trước tịa, chúng tơi xác định có hai tầng bậc HĐNT với hai kiểu chức năng khác nhau. Bậc thứ nhất là một HĐNT thuộc phạm trù HĐNT tuyên bố gắn với vai trò chuyên biệt của tịa án, sử dụng hành động nói làm thay đổi thế giới thông qua việc phát ra chúng. Bậc thứ hai là các tiểu HĐNT thuộc phạm trù HĐNT điều khiển nằm ở những nội dung chi tiết hơn trong văn bản, buộc những đối tượng tiếp nhận phải thực thi những nội dung hành động mà cơ quan pháp luật đã xác định sẵn như buộc, xử phạt, giao, trả, bồi thường... Chúng tôi coi cả văn
bản pháp luật được công bố tại tịa án như vậy là một HĐNT vĩ mơ (a macro speech act) tạo khung, trong đó mỗi nội dung thành phần lại chứa một tiểu HĐNT ở bậc hai.
Dựa vào cách phân loại theo năm nhóm/phạm trù HĐNT của Searle (1971, 1976) nêu trên, kết hợp với cách phân loại dựa vào tính chất gần gũi về ngữ nghĩa trong nội bộ nhóm và giữa các nhóm của Wierbicka (1987), chúng tôi thống kê số lượng và danh mục HĐNT trên tổng số 6572 lượt phát ngôn của các NVGT. Kết quả thu được tổng số 42 nhóm HĐNT xuất hiện trong tương tác pháp đình (danh mục 42
nhóm HĐNT và đích ngơn trung xin xem trong phụ lục 4) với 5101 HĐNT của NVGT
quyền lực cao, 3003 HĐNT của NVGT quyền lực thấp trên tổng số 8104 lượt HĐNT của các NVGT. Trong 42 HĐNT được xác lập, tên gọi của các HĐNT nhưbình luận - đánh giá; phủ định - bác bỏ - chối cãi...có thể gây ấn tượng về một sự chồng lấn, dẫm đạp lên nhau nếu tách rời khỏi tương tác. Song trong những ngữ huống cụ thể trên cứ liệu giao tiếp pháp đình, những HĐNT này phân biệt nhau khá rõ nét. Do đó, chúng tơi tách riêng những HĐNT đó để có thể xem xét sâu, kĩ hơn quan hệ giữa HĐNT và quyền lực. Số lượng và tỉ lệ phân bố các nhóm HĐNT được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.1. Hệ thống HĐNT của NVGT theo vị thế quyền lực
STT HĐNT P1 P2 P1+P2 NP Tỉ lệ % P1 + P2/ tổng NP/ tổngTỉ lệ % I. TÁI HIỆN 1. Bác 38 18 56 44 0.7 0.5 2. Bình luận 120 21 141 3 1.7 0 3. Chối cãi 0 0 0 30 0 0.4 4. Chứng minh 3 30 33 1 0.4 0 5. Giải thích 89 21 110 0 1.4 0 6. Đánh giá 17 43 60 1 0.7 0 7. Điểm danh 70 0 70 0 0.9 0 8. Kết luận 6 16 22 0 0.3 0 9. Khai 0 0 0 1402 0 17.3 10. Khẳng định 4 8 12 820 0.1 10.1 11. Nêu ý kiến 1 17 18 16 0.2 0.2 12. Phổ biến 30 0 30 0 0.4 0 13. Phủ định 4 39 43 410 0.5 5.1 14. Quyết định 22 9 31 0 0.4 0 15. Thanh minh 0 0 110 0 1.4 16. Thông báo 80 15 95 2 1.2 0 17. Tố cáo 0 0 0 16 0 0.2 18. Trần thuật 382 64 446 10 5.5 0.1 19. Giới thiệu 35 19 54 5 0.7 0.1 Tổng (I) 901 98 1221 2870 15.1 35.4
II. ĐIỀU KHIỂN20. Bắt buộc 73 8 81 0 1 0