Quyền lực biểu hiện trong cấu trúc gồm hai bước thoại mở rộng

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 57 - 61)

QUYỀN LỰC TRONG TƯƠNG TÁCPHÁP ĐÌNHTIẾNG VIỆT

2.2.2.3. Quyền lực biểu hiện trong cấu trúc gồm hai bước thoại mở rộng

Các cấu trúc cặp trao đáp là biến thể mở rộng của cấu trúc hai bước thoại I- R gồm có ba dạng cấu trúc: I - R - F1 - F2; I - R - F1 - F2 - F3 - F4... và I - R - Ir - Rr. Mỗi dạng cấu trúc gắn với những điểm nhấn tăng cấp áp lực quyền lực trong quá trình tương tác.

+ Quyền lực biểu hiện trong cấu trúc I - R - F1 - F2

Nếu như cấu trúc ba bước là điểm độc đáo trong tương tác lớp học theo Sinclair và Coulthard thì cấu trúc bốn bước này lại là điểm độc đáo của tương tác pháp đình tiếng Việt. Cấu trúc cặp trao đáp I - R - F1 - F2 chiếm tỉ lệ 12.4 % trên tổng số cấu trúc, xuất hiện chủ yếu trong giai đoạn xét hỏi, gắn với thời điểm Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, luật sư khai thác những nút thắt thông tin quan trọng của vụ án. Bộ phận “F1 - F2” phụ thuộc vào bộ phận “I - R”. Trong đó, bước thoại F1 tiếp tục hỏi về thơng tin mà bước thoại R cung cấp. Mục đích ngữ dụng của F1 khá đa đạng: hỏi để buộc đối tác giao tiếp tiếp tục trả lời, hỏi để bình luận, hỏi để nhắc nhở cung cấp thêm thơng tin, hỏi tỏ thái độ hồi nghi... Cho dù bước thoại này bản chất là một hành vi đe dọa thể diện dương tính của đối tác giao tiếp - theo thuật ngữ của Brown và Levinson (1987); tiềm tàng khả năng vi phạm phương châm về chất - theo thuật ngữ của P.Grice (1975) nhưng những NVGT nắm quyền lực tư pháp vẫn thực hiện bước thoại F1 một cách có chủ ý. Điều này cũng có nghĩa là mục đích tơn trọng thể diện đối tác giao tiếp trong xét xử chưa phải vấn đề cần quan tâm hàng đầu mà quan trọng hơn cả là mục đích truy tìm sự thật.

Căn cứ vào chức năng của bước thoại F1, có thể thấy cấu trúc cặp trao đáp được NVGT sử dụng: 1) khi muốn đối tác giao tiếp xác nhận một lần nữa tính đúng/ sai của thơng tin đã biết, nhấn mạnh sắc thái quyền uy trong phong cách lời nói của mình; 2) khi muốn đặt đối tác giao tiếp dưới áp lực phải cung cấp thêm thông tin mới cụ thể, chi tiết, rõ ràng hơn. Có thể xem xét hai ví dụ sau đây:

Ví dụ (22):

Chủ tọa (I):Có mâu thuẫn gì khơng?

Bị cáo (R): Bị cáo khơng.

Chủ tọa (F1):Khơng à?

Xét dưới góc độ ngữ nghĩa, bước thoại thứ ba F1 này khơng khai thác thơng tin mới. Song từ góc độ ngữ dụng, F1 có nhiều giá trị. Trước hết, đó là thái độ của NVGT nghi ngờ, thiếu tin tưởng vào sự thành khẩn của đối tác giao tiếp; điều này có thể tạo sức ép tâm lí uy hiếp đối tác giao tiếp, bởi người này đang ở vị thế của kẻ bị buộc tội. Hơn nữa, câu hỏi lại F1 thường kèm theo những dấu hiệu hình thức phi lời như ngữ điệu kéo dài cuối phát ngôn, cử chỉ, điệu bộ kèm lời (nhìn thẳng, nhíu mày, nhún vai...) tạo cho NVGT một phong thái đầy quyền uy, nghiêm khắc. Đồng thời, với nội dung của bước thoại F1, NVGT công khai yêu cầu đối tác giao tiếp xác nhận tính chất đúng/sai của nó. NVGT vị thế thấp bị khống chế về mặt tâm lí dưới tác động tổng hợp của những nhân tố trên, bị đặt trong tình thế buộc phải trung thực, khơng được phép mập mờ, thiếu minh bạch.

Ví dụ (23):

Chủ tọa (I):Anh Ninh nói làm sao? Anh Ninh nói thế nào?

Bị cáo (R): Anh ấy nói đi mua thuốc khác hút đi, thuốc này hút chán lắm.

Chủ tọa (F1):Thuốc khác ở đây nghĩa là gì?

Bị cáo (F2):Bị cáo khơng biết, không hiểu ý.

Chủ tọa đã lọc ra thông tin quan trọng nhất trong bước thoại hồi đáp R “thuốc” và sử dụng bước thoại F1 trong ví dụ (23) vừa cung cấp phản hồi đối với phần thông tin mà bị cáo cung cấp, đồng thời yêu cầu bị cáo giải thích, cung cấp thơng tin mới làm rõ thơng tin đó.

+Quyền lực biểu hiện trong cấu trúc I - R - F1 - F2 - F3 - F4...

Cấu trúc chuỗi móc xích liên hồn này khá linh hoạt với những bước thoại phụ thuộc F1, F2, F3, F4, F5, F6... kéo theo bước thoại hồi đáp R. Về bản chất, tất cả những bước thoại phụ thuộc đều có chức năng phản hồi (đối với chính bước thoại đứng trước nó); đồng thời bước thoại F1, F3, F5 cịn có chức năng khởi phát mở rộng.

Ví dụ (24):

Chủ tọa (I): Thế bị cáo có nghiện ngập gì khơng? Bị cáo (R): Thưa Tịa có nghiện.

Bị cáo (F2): Bị cáo có nghiện mấy năm.

Chủ tọa (F3):Mấy năm rồi. Thế phương pháp nghiện là hút, hít hay chích?

Bị cáo (F4): Thưa Tịa, bị cáo bằng cách hít ạ.

Chủ tọa (F5):Hít, hít tức là như nào? Đưa thẳng vào mũi hít à?

Bị cáo (F6):Thưa Tịa bị cáo hít bằng mồm.

Cấu trúc những bước thoại khởi phát mở rộng của NVGT vị thế cao thường bao gồm hai phần: 1) Phần mở đầu nhắc lại thông tin “cũ” đã được NVGT vị thế thấp cung cấp trong bước thoại hồi đáp trước đó, với mục đích nhắc nhở đối tác giao tiếp phải tập trung vào chủ đề thoại, khơng được phép sao nhãng, tìm đường lùi hay trốn tránh; 2) Phần còn lại tiếp tục yêu cầu NVGT vị thế thấp bổ sung thêm thơng tin mới, những tình tiết được khai thác từ nhiều khía cạnh cho đến khi NVGT bậc 1 thỏa mãn với thơng tin nhận được thì chuỗi I - R - F1- F2 - F3 - F4... mới kết thúc. NVGT ở vị thế thấp bị “bao vây” bởi những bước thoại khởi phát xuất hiện liên tiếp của NVGT ở vị thế cao. Dạng trao đáp này chiếm 5.8 % tổng số cặp trao đáp biểu hiện rõ nhất khả năng NVGT bậc 1 kiểm soát cuộc thoại, dẫn dắt chủ đề cuộc thoại của NVGT bậc 2 cả ở chiều rộng và chiều sâu trong tương tác.

+ Quyền lực biểu hiện trong cấu trúc I - R - Ir- Rr

Dạng cấu trúc lặp I- R- Ir-Rr thực ra chỉ xoay quanh hai bước thoại trung tâm I - R. Cấu trúc này gắn với mục đích của những người tham gia tố tụng: buộc bị cáo ý thức sâu sắc về hành vi phạm tội; khắc sâu nhận thức pháp luật của bị cáo. Mơ hình này vừa tăng cấp quyền lực cho chủ thể thực hiện bước thoại khởi phát - chủ tọa, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, đại diện Viện kiểm sát, luật sư; vừa hạ cấp quyền lực của bị cáo dưới áp lực tâm lí tội lỗi đè nặng.

Tùy vào tính chất chủ động hay khơng chủ động trong việc tạo lập bước thoại lặp Ircủa NVGT nắm quyền lực tư pháp, cấu trúc lặp này có hai biểu hiện chính: 1) NVGT chủ động tạo lập Ir và 2) NVGT bị động tạo lập Ir.

Trong ví dụ (25) dưới đây, cấu trúc cặp trao đáp có cấu tạo dạng chuỗi, trong đó các bước thoại khởi phát I, Ir1, Ir2, Ir3... đồng dạng về nội dung; các bước thoại hồi đáp R, Rr1, Rr2, Rr3... cũng đồng dạng nội dung. Như vậy, sự có mặt của những bước thoại

khởi phát kéo theo của chủ thể giao tiếp có quyền lực khơng nhằm mục đích phát vấn địi hỏi thơng tin mới, bởi thông tin đã nhận được ngay từ hai bước thoại I - R đầu tiên. Điều mà chủ tọa, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, đại diện Viện kiểm sát, luật sư mong muốn khi sử dụng dạng cấu trúc này là bị cáo phải liên tiếp thừa nhận thông tin bất lợi cho mình, từ đó “ghim” được một thái độ, một hiểu biết hoặc một hành động quan trọng, là mấu chốt trong vụ án đang xét xử.

Ví dụ (25):

Chủ tọa (I):Có nhận thức được với tội này là...là... Đọc cáo trạng chưa?

Bị cáo (R): Dạ bị cáo đọc rồi ạ.

Chủ tọa (Ir1):Có biết tội này khung hình phạt của nó là như thế nào khơng?

Bị cáo (Rr1):Dạ có.

Chủ tọa (Ir2):Biết chưa? Hả?

Bị cáo (Rr2):Có.

Chủ tọa (Ir3): Có nhận thức được khơng? Có biết là em nó dưới 12 tuổi này, dưới 13 tuổi? Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi, mặc dù có đồng ý nhớ, là phạm tội hiếp dâm trẻ em và người phạm tội bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Bị cáo (Rr3):Vâng...

Bên cạnh những cấu trúc cặp trao đáp trong đó NVGT bậc 1 chủ động tạo lập bước thoại lặp Ir thì cũng có những cấu trúc cặp trao đáp trong đó NVGT bậc 1 chỉ bị động tạo lập mà thôi. Nhưng kể cả trong trường hợp bị động, cấu trúc này cũng là hệ quả của áp lực quyền lực.

Ví dụ (26):

Chủ tọa (I):Dẫn đến xô xát chưa?

Bị cáo (R): Dạ?

Chủ tọa (Ir1):Dẫn đến xơ xát chưa hay chỉ nói nhau thơi?

Bị cáo (Rr1):Lúc đấy đang nói nhau.

Sau khi chủ tọa thực hiện bước thoại khởi phát đầu tiên, bị cáo không đưa ra được bước thoại hồi đáp phù hợp với đòi hỏi của bước thoại khởi phát. Bước thoại hồi

đáp R thể hiện tâm lí, trạng thái bối rối, bất ngờ, bị động... của bị cáo. Bị cáo “hỏi lại” như là không chắc chắn lắm về điều đã được hỏi, không hiểu nội dung bước thoại khởi phát của chủ tọa. Do đó, chủ tọa buộc phải tạo lập lại một bước thoại lặp Ir bằng cách nhắc lại hoàn toàn câu hỏi hoặc diễn giải câu hỏi rõ ràng hơn, giúp cho bị cáo có hướng hồi đáp hợp lí. Bước thoại thứ tư R mới là bước thoại hồi đáp thực sự. Hiện tượng “hỏi lại” phần nào làm gián đoạn sự trôi chảy của tương tác, xuất hiện với số lượng 20 cấu trúc (chiếm tỉ lệ 16%) trên tổng số 125 cấu trúc cặp trao đáp lặp I- R- Ir- Rr. Tỉ lệ tuy không quá lớn, song cũng là một hiện tượng đáng lưu tâm. Cấu trúc cặp trao đáp này chỉ rõ vị thế của NVGT có quyền lực thấp.

Nhìn chung, những NVGT thuộc hệ thống tư pháp đã xây dựng phần lớn các cấu trúc tương tác hai bước thoại I - R và các cấu trúc biến thể mở rộng để tìm kiếm thơng tin cần thiết theo mục đích xét xử mà mình đã đề ra; song chính những cấu trúc cặp trao đáp đó lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhân tố quyền lực. Nếu cấu trúc cặp trao đáp hai bước chủ yếu được NVGT bậc 1 sử dụng để duy trì quyền lực thì những biến thể mở rộng của cấu trúc hai bước lại có giá trị làm tăng cấp quyền lực lên cấp bậc cao hơn, mở rộng quyền lực ở những khía cạnh phức tạp và tinh tế hơn.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)