Khái quát về hiện tượng điều chỉnh từ vựng và đấu tranh quyền lực trong giao tiếp pháp đình

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 96 - 99)

b. Những người tiến hành tố tụng sử dụng phương tiện xưng hô không phù hợp

3.2.1.Khái quát về hiện tượng điều chỉnh từ vựng và đấu tranh quyền lực trong giao tiếp pháp đình

LỰC TRONG GIAO TIẾP PHÁP ĐÌNH

Trong phần này, khái niệm “quyền lực” được xét trong ngữ huống giao tiếp cụ thể, được hiểu là khả năng đạt được mục tiêu, khả năng chi phối, điều khiển (hoặc chống lại sự điều khiển) của thành viên này đối với thành viên khác trong cùng một tổ chức thông qua hoạt động giao tiếp. Trong giao tiếp pháp đình, việc lựa chọn nguồn lực từ vựng của các NVGT có giá trị tác động rõ rệt đến đối tác giao tiếp, dẫn dụ đối tác giao tiếp đi theo quan điểm, tư tưởng của mình. Nếu NVGT dẫn dụ thành cơng, anh ta chiếm được ưu thế và trở thành người có quyền lực trong giao tiếp. Như vậy, bên cạnh quyền lực tư pháp - dạng quyền lực chính trị có tính thể chế, ổn định, tồn tại trong khuôn khổ quy định của pháp luật - quy định vị thế của từng NVGT khá rõ ràng thì cịn tồn tại một dạng quyền lực quan điểm, lập trường chỉ hình thành và đạt được thơng qua tương tác.

3.2.1. Khái quát về hiện tượng điều chỉnh từ vựng và đấu tranh quyền lựctrong giao tiếp pháp đình trong giao tiếp pháp đình

Hiện tượng điều chỉnh từ vựng trong ngôn ngữ khởi nguồn từ những nghiên cứu trong lĩnh vực ngơn ngữ - tâm lí học với những tác giả như Clark (1996), Brennan (1996) [97].... Theo các tác giả này, những nhãn từ ngữ (labels) phản ánh quan điểm, tư tưởng, mục đích giao tiếp của mỗi cá nhân. Từ ngun lí đối lập, tất cả mọi hình thức ngơn ngữ đều đối lập về ý nghĩa, đều là những biến thể lựa chọn từ vựng và không có những từ đồng nghĩa thực sự. Do đó, người phát ngơn hồn tồn có thể tác động, gây ảnh hưởng đến người tiếp nhận về mặt quan điểm, tư tưởng, nhận thức... thơng qua việc khai thác ba bình diện: 1) tính thơng tin; 2) tính chất sẵn có của từ vựng và 3) điểm nổi bật trong nhận thức. Quan niệm phổ biến trong ngữ dụng học, theo phương châm về lượng trong nguyên lí cộng tác hội thoại của Grice, là người nói phải kiến tạo những đơn vị định danh chính xác, vừa“đủ” thơng tin, khơng nhiều hơn,

khơng ít hơn. Tuy nhiên, tính chất đầy đủ của thơng tin có khi lại bị đẩy xuống vị trí thứ yếu trước tác động của mục đích giao tiếp cá nhân, quan hệ liên cá nhân giữa các NVGT. Thực tế là trong một hệ thống từ vựng sẵn có để chọn lựa, người nói thường lựa chọn biểu thức ngơn ngữ nào dễ dàng chuyển tải quan điểm, tư tưởng, mục đích giao tiếp của mình. Sự lựa chọn từ vựng trong giao tiếp vì thế dường như lại theo một cơng thức hồn tồn trái nghịch quan điểm truyền thống: nếu vừa đủ thơng tin thì khơng có đánh dấu quan niệm, tư tưởng của người nói và ngược lại.

Đối với ngơn ngữ học pháp luật, ngơn ngữ định hình cách nghĩ của con người và tạo ra những bối cảnh trong đó những quy phạm pháp luật được áp dụng. Trong bối cảnh tòa án, việc lựa chọn từ vựng để xây dựng, phản ánh sự kiện, hiện tượng của những công dân là rất quan trọng. Đặc biệt, khi những công dân ở vị thế bị buộc tội (bị cáo) thì trong sự lựa chọn từ vựng của họ thường ngầm ẩn tính chất đối kháng với những quan điểm pháp luật trong ngôn ngữ được các cơ quan truyền thông, lập pháp và những cơng dân bình thường trong xã hội chấp nhận và sử dụng. Hiện tượng đấu tranh giành quyền lực trên bình diện từ vựng đã được các nhà ngơn ngữ học pháp luật quan tâm và gọi tên bằng những thuật ngữ khác nhau như “thích nghi từ vựng” (lexical accommodation) theo Wilkes-Gibbs (1986), Clark (1997); “điều tiết từ vựng” (lexical entraiment) theo Grarrrod và Anderson (1987) (dẫn theo [143]); “sự miêu tả có chọn

lọc” (alternative description) theo Drew (1992); “thương lượng từ vựng” (lexical

negotiation) theo Cotterill (2004) (dẫn theo [107]); “đấu tranh ở bình diện từ vựng” (lexical struggle) theo Eades (2006) [107]...

Nghiên cứu về ngơn ngữ pháp đình của Loftus (1980) (dẫn theo [143]) cho thấy việc lựa chọn từ vựng khác nhau để đặt câu hỏi có những tác động khác nhau đến nhận thức của người làm chứng. Loftus cho các nghiệm thể xem một đoạn băng ghi lại vụ tai nạn, nghe câu hỏi và xác định tốc độ của xe gây tai nạn. Ví dụ, với cùng một câu hỏi: “About how fast were the cars going when they smashed into each other?”

(Những cái xe đâm sầm vào nhau nhanh như thế nào?), ở vị trí từ “smashed (đâm sầm)” người ta lần lượt được thay bằng hit (va); bumped (đâm); collided (đụng). Kết

quả là những đối tượng tiến hành thí nghiệm nhận được câu hỏi với những từ được chọn khác nhau có cách thức và nội dung trả lời khác nhau. Việc dự đoán tốc độ của chiếc xe trong khi xảy ra vụ tai nạn có sự khác biệt rất lớn. Với câu hỏi dùng động từ

“smashed”, nhóm thứ nhất trả lời vận tốc trung bình là 40,8 dặm/giờ; cịn với câu hỏi sử dụng động từ “hit”, nhóm thứ hai trả lời tương ứng là 30,0 dặm/ giờ.

Nhà ngôn ngữ học Danet (1980) (dẫn theo [143]) tìm hiểu ngơn ngữ sử dụng trong phiên tịa xét xử bác sĩ Kenneth Edelin - người bị buộc tội “giết người” bằng cách phá thai muộn - tại Boston - Mĩ, năm 1975. Trong quá trình xét xử, bên buộc tội (công tố viên) đề cập đến thai nhi bị hủy bỏ như một đứa trẻ sơ sinh (a baby), một người(person), một đứa bé trai (baby boy, child, male); trong khi bên bào chữa dùng từmột thai nhi (a fetus). Những lựa chọn từ vựng đứng ở phía những quan điểm khác nhau, đối kháng với quan điểm của bên cịn lại: lựa chọn từ vựng của cơng tố viên nhằm chỉ ra một sự thật là có sự sống và bác sĩ đã giết người, cần phải bị kết tội giết người; còn lựa chọn từ vựng của bên bào chữa thì khơng cơng nhận “thai nhi” là một sinh mạng độc lập, và những lời kết tội bác sĩ giết người trở thành không hợp lí.

Eades (2008) cho thấy cuộc đấu tranh giành quyền lực trong giao tiếp pháp đình được thực hiện bằng chiến lược “bóp méo từ vựng” (lexical pervation): NVGT chống lại quan điểm, lập trường của đối tác bằng cách từ chối sử dụng từ ngữ định danh của người này, đồng thời cơng khai hoặc kín đáo điều chỉnh một mục từ vựng nào đó.

Ví dụ (42):

Hội đồng xét xử: Bị cáo tham giabăng đảngđã bao lâu rồi?

Bị cáo:Đó khơng phải là băng đảng mà làmột nhóm bạnthơi ạ.

Hội đồng xét xử: Trong tình huống này thì đó làđám du cơn. [107, tr.128]

Trong ví dụ trên, bị cáo đã điều chỉnh cơng khai những đơn vị từ vựng định danh mà Hội đồng xét xử đưa ra: “băng đảng” (gang) được thay thế bằng “một nhóm bạn” (a group of friends). Tuy nhiên, Hội đồng xét xử khơng chấp nhận điểm nhìn này, tiếp tục điều chỉnh “một nhóm bạn” thành “đám du cơn” (group of louts). Mỗi đơn vị định danh gắn với một khái niệm khác nhau. Khi thay đổi từ ngữ định danh, thực chất bị cáo đã dùng thủ thuật làm sai lệch từ vựng, "đánh tráo khái niệm" dựa vào những chỗ giống nhau bề ngồi nhằm đạt được mục đích làm lệch hướng suy đoán của đối tác giao tiếp, che giấu bản chất sự thật.

Như vậy, sự lựa chọn từ vựng thường ngầm ẩn sự đối kháng về quan điểm, tư tưởng giữa những NVGT; cũng là ngầm ẩn sự đấu tranh giành quyền lực trong giao tiếp pháp đình.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 96 - 99)