Phương tiện từ ngữ hô gọi người bịhại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 79 - 82)

hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ

- Danh từ thân tộc ngành trên (ông/bà/anh/chị)

Phương tiện từ ngữ hô gọi đối tác giao tiếp người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ phổ biến nhất là danh từ thân tộc ngành trên (ông/bà/anh/chị), chiếm tỉ lệ 80.8% tổng số phương tiện hô gọi đối tác giao tiếp này. Kết quả khảo sát này chỉ ra đặc điểm tương đồng giữa hô gọi trong giao tiếp pháp đình và các phạm vi hành chính khác. Tư liệu phỏng vấn trực tiếp với cán bộ và nhân dân tại hai phường (xã) thuộc hai quận (huyện) khác nhau trên địa bàn Hà Nội của nhóm tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình và Bùi Thị Minh Yến (2010) khẳng định: Đa số ý kiến đều cho rằng trong giao tiếp hành chính tại cơng sở có thể sử dụng các từ ngữ xưng gọi theo quan hệ gia đình tùy theo lứa tuổi nhưông, bà, cô, chú, bác... do hiện nay

việc giao tiếp cũng như thực hiện các thủ tục hành chính giữa người dân và cán bộ dễ dàng, bình đẳng hơn trước kia [6, tr.250]. Tuy nhiên, ở phạm vi giao tiếp pháp đình, những danh từ thân tộc được thu hẹp về số lượng; và bị hạn chế về mặt phạm vi ý nghĩa. Cụ thể toàn bộ danh từ thân tộc dùng hô gọi đều thuộc ngành trên nhưông, bà, anh, chị;

khơng có những danh từ thân tộc chỉ quan hệ huyết thống khác nhưcô, chú, bác, em....

nét nghĩa quy chiếu đến người tiếp nhận - tức SP2. Những phương tiện hô gọi này mang màu sắc xã giao, trung tính và thể hiện sự tơn trọng vị thế xã hội đối với đối tác giao tiếp.

Quan sát trên thực tế và khảo sát nguồn ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy trong một số ngữ cảnh giao tiếp trực diện, những NVGT có quyền lực cao có thể điều chỉnh phương tiện danh từ thân tộc hô gọi cho phù hợp đặc điểm tuổi tác của đối tác: chuyển bậc từ ông/bà sang anh/chị. Tuy nhiên việc thay đổi vai hô gọi cho đối tác giao tiếp

vẫn đảm bảo tính chất nghi thức, khn mẫu của giao tiếp hành chính. Ví dụ (34):

Chủ tọa: Tại phiên tịaơngcó thể xuất trình các chi phí phục vụ mai táng phí khơng?

Người làm chứng: Hơm nay đi báo cáo với q tịa chỉ là làm nhân chứng thơi

chứ khơng biết u cầu là phải như thế, chứ nói như thế, về phần xe khơng u cầu gì. Khơng u cầu cái gì. Chi phí về đám ma đấy lớn.

Chủ tọa: Anh... anhđể tơi giải thích. Chúng tơi cũng đồng tình với suy nghĩ của

anh.(...) Sau này chúng tơi sẽ buộc các bị cáo phải có trách nhiệm bồi thường, cụ thể ở đây các bị cáo phải bồi thường cho vợ anh Ninh các khoản tiền mai táng phí, tiền vận chuyển xác vào nhà lạnh, tiền cấp dưỡng rồi tiền tổn thất tinh thần, các bị cáo phải buộc bồi thường cho người bị hại.Anhcó đồng tình khơng?

Trong ví dụ (34), từ danh từ thân tộc trên Ego hai bậc:ông; NVGT đã điều chỉnh

sang danh từ thân tộc cùng bậc Ego khác thế hệ: anh. Điều này cho thấy khi chọn lựa

PTTN hô gọi, bên cạnh sự chi phối của quyền lực thể chế thì NVGT cũng phần nào chịu ảnh hưởng từ những đặc điểm riêng của đối tác giao tiếp (đặc biệt là tuổi tác).

- Kết hợp “danh từ thân tộc ngành trên (ông/bà/anh/chị) + họ tên/tên”

Cách thức hô gọi kết hợp giữa danh từ thân tộc ngành trên (ông/bà/anh/chị) và họ tên/tên chiếm 13.9 % tổng số PTTN hô gọi người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng và những người có QL&NVLQ. Nhóm PTTN này có giá trị xác lập “địa chỉ” người nhận thơng điệp rõ ràng, cụ thể hơn. Trên thực tế SP1 và SP2 mới chỉ gặp nhau lần đầu tại phiên tòa. Với tư cách là người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ..., SP2 đến tòa với mong muốn tội phạm bị trừng trị thích đáng và bản thân giành lại được những quyền lợi chính đáng. Do đó, SP2 thường có những biểu hiện trạng thái cảm xúc xúc động,

phẫn nộ, căng thẳng tột độ... Trong biểu thức ngôn ngữ hô gọi kết hợp hai phương tiện trên, nếu danh từ thân tộc ngành trên (ông/bà/anh/chị) mang sắc thái tôn trọng, lịch sự theo nghi thức giao tiếp hành chính thì phần họ tên/tên mang sắc thái gần gũi, có thể rút ngắn khoảng cách xã hội giữa SP1 và SP2, giảm áp lực tâm lí cho SP2. SP1 gọi tên, nhớ tên SP2 trong phiên tòa cũng phần nào chứng tỏ SP1 có quan tâm, nắm được thông tin, nhu cầu, nguyện vọng từ phía cá nhân SP2.

Ví dụ (35):

Chủ tọa: Chị Hảođứng dậy nào!

Đại diện hợp pháp của người bị hại: Thưa quý tịa, theo như là vừa nói chuyện với gia đình anh Hiền thì có ý kiến là để cháu Châu chuyển trường. Cháu đi học trường khác và hàng tháng anh Hiền sẽ hỗ trợ cho cháu Châu 2 triệu để cháu lấy tiền ăn học. (...)

Hội thẩm nhân dân: Thế nàychị Hảonày, đưa 2 triệu cho đến bao giờ? - Danh xưng pháp luật quy định

Đối tác giao tiếp là người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ có thể được gọi thẳng bằng danh xưng pháp luật dành cho những người này như: người bị hại, (người) đại diện hợp pháp của người bị hại, người làm chứng, người có QL&NVLQ...Đa phần cách hơ gọi này xuất hiện vào thời điểm bắt đầu thiết lập hội thoại giữa SP1 và SP2, chiếm tỉ lệ 4.2 % tổng số PTTN hô gọi đối tác giao tiếp này. SP1 hơ gọi rõ vai trị pháp lí của SP2 tức là đã xác lập quyền và nghĩa vụ cho SP2 trong phiên tịa.

Ví dụ (36):

Chủ tọa: Tòa mờingười đại diện hợp pháp của người bị hại.Ơng cho tịa rõ họ tên?(NLA7)

Chủ tọa: Xin mờiđại diện hợp pháp của người bị hại là bà Hảo. (NLA10)

Trong ví dụ (34), các danh ngữ “người đại diện hợp pháp của người bị hại”,

“đại diện hợp pháp của người bị hại” cho thấy khoảng cách giữa người nói và người

nghe, giữa đại diện cho thể chế tư pháp (tịa) và cơng dân trong xã hội. Trong tam giác quan hệ liên nhân: Hội đồng xét xử (đại diện Viện kiểm sát, luật sư) - bị cáo - người bị

hại (hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại), việc NVGT quyền lực cao chỉ rõ vị thế của đối tác giao tiếp “(người) đại diện hợp pháp của người bị hại” có thể gây ra một

tác động gián tiếp đối với bị cáo bởi tính chất nhấn mạnh vào hậu quả gây án và sự thật phạm tội của bị cáo. NVGT gửi đi một thông điệp ngầm khẳng định: Với tư cách một công dân trong xã hội, bị cáo sẽ phải có trách nhiệm với người bị hại, chịu sự xét xử của pháp luật và người bị hại sẽ được pháp luật bảo vệ.

Sắp xếp các PTTN hô gọi đối tác giao tiếp người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại) người làm chứng, người có QL&NVLQ trên một thang độ quyền lực chung, có thể thấy khả năng biểu thị quyền lực của chúng tỉ lệ thuận với tính chất ngầm ẩn hay công khai trong việc xác lập địa vị pháp lí cho đối tác. Bên cạnh đó, mức độ áp lực quyền lực gián tiếp đối với bị cáo rõ rệt hay không rõ rệt cũng là một nhân tố đánh dấu giá trị biểu thị quyền lực của những phương tiện hơ gọi này. Có thể xếp theo mức độ biểu thị quyền lực tư pháp tăng tiến như sau:

danh từ thân tộc (ông/bà/anh/chị) kết hợp “danh từ thân tộc (ông/bà/anh/chị) + họ tên/tên”danh xưng pháp luật (người bị hại,

(người) đại diện hợp pháp của người bị hại, người làm chứng...)

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)