QUYỀN LỰC TRONG TƯƠNG TÁCPHÁP ĐÌNHTIẾNG VIỆT
2.2.2.4. Quyền lực biểu hiện trong cấu trúc gồm ba bước thoạ
Cấu trúc cặp trao đáp ba bước thoại I - R - F gồm bước thoại khởi phát I, bước thoại hồi đáp R và bước thoại phản hồi F. Nếu cấu trúc cặp trao đáp này chiếm ưu thế trong tương tác lớp học theo nghiên cứu của Sinclair và Coulthard (1992) thì lại xuất hiện trong tương tác pháp đình tiếng Việt với số lượng ít hơn, chiếm tỉ lệ 11.8% trên tổng số cấu trúc cặp trao đáp. Dạng bước thoại thứ ba F của chủ tọa, thẩm phán, hội thẩm nhân dân, đại diện Viện kiểm sát, luật sư trong tư liệu của chúng tôi phổ biến nhất là phát ngơn giáo dục pháp luật. Về hình thức, những bước thoại phản hồi này thường có cấu tạo là một chuỗi phát ngơn chứa nhiều thông tin. Về nội dung, những bước thoại F này chủ yếu gồm hai dạng:
- Dạng thứ nhất là bước thoại phản hồi cung cấp hệ thống tri thức pháp luật mở rộng cho công dân như hành vi của bị cáo vi phạm quy phạm pháp luật nào, hành vi đó
có đủ cấu thành tội phạm hay khơng và nếu có tội thì là tội gì, tương xứng với hình phạt nào ở những khung nào trên cơ sở tính đến những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…
Ví dụ (27):
Chủ tọa (I): Tại phiên tịa hơm nay, bị cáo có ý kiến gì về hành vi của mình khơng?
Bị cáo (R): Qua phiên tịa này thì bị cáo thấy là công việc ngay từ đầu của bi cáo khơng có ý nghĩ đó, ln ln suy nghĩ khơng bao giờ để khách hàng như vậy. Bị cáo không lừa dối khách hàng.
Chủ tọa (F): Bị cáo nhận thức thế là chưa đầy đủ về hành vi của mình đâu. Tịa đã nhắc bị cáo rất nhiều rồi. Đó khơng chỉ dừng lại ở việc tư vấn cấp vi sa. Số tiền bị cáo thu bị cáo không trả lại cho người ta. Nếu bị cáo trả lại thì người ta cũng khơng yêu cầu nữa. Bị cáo đã phải xem xét rất nhiều và trên thực tế có biên bản đã khai. Nếu tiền thu vào thì phải trả lại cho người ta, nhưng bây giờ khơng trả lại được thì bị cáo phải chịu trách nhiệm. Thành lập doanh nghiệp, tư cách làm giám đốc, không đơn giản.
- Dạng thứ hai là bước thoại phản hồi thuyết phục, lay động tình cảm của bị cáo từ góc độ đạo lí xã hội, hình thành niềm tin vào cơng lí thể hiện qua các quy phạm pháp luật, phê phán những biểu hiện coi thường pháp luật. Quyền lực của NVGT bậc 1 không chỉ biểu hiện qua kích cỡ lượt lời ở bề mặt diễn ngơn; mà quan trọng nhất biểu hiện qua đặc tính áp đặt, thao túng tư tưởng và ý chí của bị cáo nằm ở bề sâu diễn ngơn. Nói một cách khác, một bên nếu có thể khiến bên cịn lại thay đổi theo hành động ý chí của mình thì bên đó đã hồn thành việc thực thi quyền lực.
Ví dụ (28):
Chủ tọa (I): Thứ 2 là hôm nay bị cáo bị bắt tạm giam rồi, bây giờ đứng trước vành móng ngựa, bị cáo có thấy oan khơng?
Bị cáo (R): Thưa tịa bị cáo khơng.
Chủ tọa (F): Không oan, đúng không? Cho nên bị cáo thấy, tơi rất buồn. Buồn vì mình thì trưởng thành rồi. Bố mẹ cho ăn học, học nghề làm ăn. Thế nhưng mà xã hội bây giờ nó nhiều cám dỗ lắm! (Nói to) Bây giờ mình là thanh niên thì
mình phải có bản lĩnh, phải hiểu biết! Phải hiểu đó là cám dỗ. Mình phải có bản lĩnh, phải có tinh thần phân tích đúng sai, thế nào là đúng, thế nào là sai để không bao giờ mắc sai lầm…
So sánh với cấu trúc điển hình của tương tác lớp học I - R - F theo Sinclair và Coulthard, có thể thấy bước thoại phản hồi trong tương tác lớp học mang nội dung đánh giá bước thoại hồi đáp, có giá trị dụng học một mặt làm tăng thêm quan hệ thân hữu, đảm bảo tính lịch sự, gìn giữ tương tác hài hòa giữa giáo viên - học sinh; mặt khác làm cho cấu trúc liên kết trong diễn ngơn thêm mạch lạc, chặt chẽ [xem ví dụ (2),
ví dụ (21)]. Trong tương tác pháp đình tiếng Việt, bước thoại phản hồi do Hội đồng xét
xử (chủ tọa), đại diện Viện kiểm sát và luật sư thực hiện cho thấy tính chất “phức hợp” đan xen giữa quan hệ quyền lực và quan hệ thân hữu. Một mặt, những NVGT nắm quyền lực tư pháp công khai áp đặt quan điểm, tư tưởng về pháp luật đối với NVGT ở vị thế thấp hơn - bị cáo, người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại). Bên cạnh đó, hệ thống đánh giá này còn thể hiện ý định áp đặt, thao túng quan điểm của số đông quần chúng tham dự phiên tòa. Sức mạnh của bước thoại phản hồi giống như một mũi tên trúng nhiều đích. Mặt khác, cũng chính bước thoại phản hồi lại kéo gần hơn khoảng cách xã hội giữa những người tiến hành tố tụng và những người tham dự phiên tòa. Sự kết hợp đặc biệt giữa quan hệ thân hữu và quan hệ quyền lực cho thấy cái cách mà những NVGT thuộc hệ thống tư pháp tiếp cận công dân không chỉ đơn thuần là phán xét, định giá, trừng phạt mà cịn sâu sắc về nhân tình thế thái, nhạy cảm đầy tình người. Trong những cặp tương tác lệch vai, quan hệ quyền lực ln được duy trì, song khoảng cách xã hội và quan hệ thân hữu lại ít nhiều biến đổi. Ở một chừng mực nhất định, trong những tình huống xét xử nhất định, những NVGT nắm quyền lực tư pháp vẫn phần nào kéo gần khoảng cách giữa mình và đối tác bằng cách sử dụng cấu trúc cặp trao đáp ba bước I - R - F. Mối quan hệ quyền lực phi đối xứng tương thích nhất định với quan hệ thân hữu có cơ sở trong cấu trúc xã hội - tổ chức của phiên tòa. Trong thực tế giao tiếp, người vị thế cao thường có quyền đề xuất thiết lập mối quan hệ thân hữu, chẳng hạn: người nhiều tuổi thường gợi ý chuyển sang quan hệ thân hữu chứ khơng phải là người ít tuổi, người giầu thường chủ động quan hệ thân hữu chứ
không phải người nghèo... Ở bối cảnh ở tòa án, chủ thể đề xuất thiết lập và kết thúc quan hệ thân hữu chính là NVGT nắm quyền lực tư pháp. Hoạt động xét xử do đó vừa mang tính cưỡng chế của bản thân pháp luật, vừa mang tính giáo dục đối với những con người, những số phận mang tính cá thế hóa sâu sắc. Cấu trúc ba bước I - R - F thực sự cho thấy giá trị đích thực của pháp luật và con đường, cách thức mà pháp luật đi vào cuộc sống đời thường của mỗi con người.
Như vậy, trong hội thoại đời thường, xét từ góc độ chức năng xã hội của ngôn ngữ, nếu những cấu trúc cặp trao đáp được hình thành dưới sự chi phối của nhân tố quyền lực bất bình đẳng sẽ tiềm ẩn nguy cơ phương hại đến tính cơng bằng, dân chủ và nhân văn. Song, trong hội thoại pháp đình tiếng Việt, sự tồn tại của sáu cấu trúc cặp trao đáp bất bình đẳng được xem xét ở trên vừa duy trì, vừa thực thi quyền lực tư pháp lại tỏ ra hữu ích và chính đáng. Có thể ví tính chất bất bình đẳng về quan hệ quyền lực được đóng khung trong những cấu trúc cặp trao đáp tồn tại như một “âm cơ bản”. Song những phương diện khác nhau của quyền lực có thể được cộng hưởng, tăng cao hay phần nào giảm nhẹ... tạo nên những “họa âm” trong những dạng cấu trúc cặp trao đáp khác nhau.
2.3. TIỂU KẾT
1) Xem xét ba bình diện tổng thể của tương tác pháp đình trong mối quan hệ với nhân tố quyền lực, chúng tôi nhận thấy: Về mặt cấu trúc, tương tác pháp đình nằm trong cái khung trình tự tố tụng hình sự theo luật định, chứ không phát triển ngẫu hứng theo trạng thái nhận thức, tâm lí nhất thời của mỗi cá nhân. Quan hệ quyền lực trong tương tác pháp đình chỉ được thừa nhận khi từng phần, từng bước của cuộc tương tác đảm bảo đúng đắn về mặt pháp lí. Về hệ thống phân phối lượt lời, nhìn chung chủ tọa có quyền lực tồn năng trong tương tác pháp đình bởi sở hữu số lượng lượt lời lớn nhất trong số các nhân vật giao tiếp có mặt tại tịa; có quyền chủ động tạo lập phát ngơn của mình và áp đặt quyền hoặc nghĩa vụ nói cho đối tác giao tiếp và thường xuyên sử dụng thủ pháp ngắt lời. Các nhân vật giao tiếp như đại diện Viện kiểm sát, luật sư xác lập quyền lực tư pháp qua những phát ngôn dài, nội dung phức tạp. Về hệ thống chủ đề trong tương tác, chủ tọa có quyền điều khiển toàn bộ chủ đề chung đến
những chủ đề cụ thể, giúp những người tham gia phiên tòa nhận ra thủ tục pháp lí, đảm bảo trật tự cũng như hiệu quả phiên tòa.
2) Ngồi việc kiểm sốt cấu trúc tương tác chung, hệ thống lượt lời, hệ thống chủ đề, việc xây dựng những cấu trúc cặp trao đáp (exchanges) của những nhân vật giao tiếp nắm quyền lực tư pháp mang tính chiến lược cao đã giúp những nhân vật giao tiếp nắm quyền lực tư pháp gìn giữ và tăng cấp sức mạnh/tầm ảnh hưởng của mình khi cần thiết. Những bước thoại khởi phát - bước thoại đặc quyền của Hội đồng xét xử là công cụ cần thiết để thiết lập trật tự trong phòng xử án và quản lí tiến trình tương tác, nói cách khác đây là điều kiện tiên quyết để tương tác pháp đình diễn ra trơi chảy, đạt hiệu quả giao tiếp.
3) Về cơ bản, có thể quy các cấu trúc cặp trao đáp trong tương tác pháp đình tiếng Việt thành ba nhóm trong quan hệ với những đặc điểm khác nhau của tham biến quyền lực: a) Nhóm 1 gồm các dạng cấu trúc I; I - R, gắn với tính chất quyền lực một chiều, trực tiếp, cơng khai; b) Nhóm 2 gồm các dạng cấu trúc I - R - F1 - F2; I - R - F1 - F2 - F3 - F4... và I - R - Ir - Rrđặt nhân vật giao tiếp vị thế thấp dướp áp lực phải nói ra sự thật rõ ràng, minh bạch; c) Nhóm 3 là dạng cấu trúc I - R - F cho thấy quyền lực tư pháp gắn chặt với quan hệ thân hữu để thực hiện chức năng giáo dục pháp luật cho công dân trong hoạt động tư pháp.
4) Cách tiếp cận cấu trúc tương tác của phân tích diễn ngơn Anh vận dụng vào tương tác pháp đình tiếng Việt cho thấy “chiếc áo” cấu trúc cặp trao đáp ba bướcI - R - F có phần chật hẹp. Tuy nhiên, giá trị gợi mở mà khung phân tích mang lại rất quan trọng. Sự vận dụng cần linh hoạt phù hợp với đặc thù của loại hình giao tiếp, từ đó mới có thể tiếp tục mở rộng nghiên cứu để rút ra được những chỉ dẫn cần yếu liên quan về mối quan hệ cấu trúc cặp trao đáp và quyền lực trong tương tác pháp đình tiếng Việt, làm cơ sở cho việc xem xét đặc điểm các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực ở các chương sau.
Chương 3