II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1
f. Nhóm Cho phép
Nhóm Cho phép gồm hai HĐNT cho và cho phép với đích ngơn trung là: SP1 cho phép SP2 được quyền làm việc gì hoặc hưởng lợi ích gì đó bằng lời nói. Sự cho phép này chỉ ra quyền lợi của SP2 nhưng đồng thời cũng cho thấy vị thế của SP1- là đối tượng có quyền điều chỉnh SP2 được làm gì và khơng được làm gì. Nhóm HĐNT Cho phép đa phần được hiện thực hóa bằng những BTNH tường minh chứa động từ ngôn hành như cho, cho phép; chứa động từ tình thái được; chứa những tổ hợp tình
thái nhưđược quyền,có quyền.
Trong tổng số 3105 phát ngơn của NVGT quyền lực cao, có 105 phát ngơn có chứa tổ hợp tình thái có quyền, 88 phát ngơn chứa tổ hợp được quyền. Quyền trong
ngữ cảnh này được hiểu là những điều mà pháp luật công nhận cho công dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Những từ ngữ này được nhấn mạnh trong phần thủ tục, nghi lễ của những phiên tòa thể hiện vai trò của chủ tọa trong việc đảm bảo thực
hiện quyền lợi của các bên. Kết hợp được/ có + quyền chỉ ra quyền bình đẳng của cơng dân trước pháp luật và quyền bình đẳng của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình.
Ví dụ (55):
Chủ tọa:... Đại diện hợp pháp của người bị hại có quyềntham gia phiên tịa,có quyềnthay đổi những người tiến hành tố tụng,có quyềnkháng cáo.
Động từ tình thái được chỉ dẫn lực ngôn trung cho phép trong phát ngôn của NVGT ở vị thế cao. Trong những phát ngơn chứa động từ tình tháiđượckhơng có sự xuất hiện của người nói nhưng ln tiền giả định về người nói có quyền lực thuộc hệ thống tư pháp và có vị thế cao hơn người nghe. Ở đây có sự đồng quy chiếu: Sự cho phép của người phát ngôn đối với người tiếp nhận trong hồn cảnh cụ thể cũng chính là sự thừa nhận, đảm bảo quyền cho cơng dân của pháp luật nói chung. Do tính chất khơng độc lập, động từ từ tình tháiđược thường kết hợp với một động từ chuyển tác đứng sau tạo các tổ hợp tình thái được kháng cáo, được nói lời sau cùng, được đưa ra chứng cứ và những yêu cầu, được bào chữa... Những biểu thức ngôn ngữ đứng
sau được có nội dung chỉ những hành vi của người tiếp nhận được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Thông thường, động từ tình thái cho phép được xuất hiện trong các phát ngôn của Hội đồng xét xử nhằm phổ biến quy phạm pháp luật cho những công dân tham gia tố tụng, cho biết những người này được phép làm gì, có quyền lợi gì.
Ví dụ (56):
Chủ tọa:Bị cáođược nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án. Bị cáođượckháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án.
Nhóm HĐNT Cho phép biểu hiện ý chí của Nhà nước trong ngữ cảnh giao tiếp thể chế đặc thù; do vậy mà HĐNT này mang tính quy phạm và cưỡng chế pháp lí cao chứ khơng tự do theo những thói quen, tập qn trong giao tiếp thơng thường.