Danh xưng pháp luật quy định

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 73 - 76)

Danh xưng theo quy định của pháp luật, gồm 2 loại: Danh từ chỉ tổ chức tư pháp lâm thời hoặc cố định (Hội đồng xét xử, tòa, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Viện

kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện Viện kiểm sát); danh từ chung chỉ chức

danh, nghề nghiệp (luật sư). Đây là phương tiện tự xưng phổ biến nhất của Hội đồng xét xử: danh từ/danh ngữ “tòa (tòa án, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội)” xuất hiện 193/ 752 lần, chiếm 25.7%; danh ngữ “Hội đồng xét xử” xuất hiện 112/ 752 lần chiếm 14.9 % trên tổng số phương tiện tự xưng của các NVGT có quyền lực cao. Tần số sử dụng của danh xưng tên gọi tổ chức tư pháp cho thấy Hội đồng xét xử cố gắng biểu hiện tính chất trung lập trong xét xử, tạo một cơ sở pháp lí cơng bằng cho những bên cịn lại tham gia tranh luận, đối kháng nhằm tìm ra những căn cứ xác đáng nhất cho phán quyết cuối cùng. Phiên tịa được tiến hành khơng phải bởi ý chí chủ quan của bất kì thành viên trong Hội đồng xét xử mà tổ chức này cũng chỉ nhận sự“ủy quyền” của cơ quan tư pháp cao hơn là tòa án, và tòa án cũng là một tổ chức tư pháp nhận sự “ủy quyền” đại diện cho quyền lực nhà nước để xét xử và bảo vệ pháp luật. Quan hệ giữa Hội đồng xét xử và các bên còn lại cấu thành tam giác quyền lực cân với ba đỉnh: Hội đồng xét xử - bị cáo - đại diện hợp pháp của người bị hại; Hội đồng xét xử - đại diện Viện kiểm sát - luật sư như sau:

Hình 3.1. Khoảng cách quyền lực tư pháp giữa Hội đồng xét xử và các bên liên quan (Kí hiệu: HĐXX - Hội đồng xét xử; VKS - Viện kiểm sát; P - khoảng cách quyền lực)

Đại diện Viện kiểm sát và luật sư, khi cần thiết, cũng sử dụng phương tiện từ ngữ chỉ chức danh, địa vị tư pháp nhằm xây dựng hình ảnh người nói với nhận thức cá nhân rõ rệt về nhiệm vụ, chức năng của mình trong tổ chức tư pháp. Tỉ lệ danh xưng pháp luật của đại diện Viện kiểm sát chiếm 4.9 %; của luật sư chiếm 2.9 % trên tổng số phương tiện tự xưng của NVGT nắm quyền lực tư pháp. Với tỉ lệ này, những danh xưng pháp luật đóng vai trị là những điểm nhấn gây ấn tượng với đối tác trong giao tiếp, khẳng định quyền lực tư pháp mà họ được sở hữu trong phiên tòa. Tuy nhiên, hai NVGT này thuộc về hai bên cạnh tranh nhau để gây ảnh hưởng đến Hội đồng xét xử nên phương tiện đại từ tự xưng trực tiếp vẫn có ưu thế hơn trong phát ngơn của họ.

3.1.2.2. Phương tiện từ ngữ hô gọi của nhân vật giao tiếp có quyền lực cao

Ba bảng dưới đây cho thấy số lượng và tỉ lệ những phương tiện từ ngữ hô gọi của NVGT quyền lực cao đối với từng đối tác giao tiếp có quyền lực thấp hơn, bao gồm: đại diện Viện kiểm sát, luật sư (trong quan hệ với Hội đồng xét xử); bị cáo, người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại, người làm chứng, những người có QL&NVLQ (trong quan hệ với Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, luật sư).

Bảng 3.5. Tỉ lệ phương tiện từ ngữ hơ gọi bị cáo

STT Nhóm

phương tiện từ ngữ hô gọi Các từ ngữ hô gọiđược sử dụng lượngSố Tỉ lệ % trêntổng số phương tiện từ ngữ hô gọi

1 Danh xưng pháp luật bị cáo 1493 85.4

2 Danh xưng pháp luật + họ tên/ tên bị cáo X, bị cáo Đỗ X 117 6.7

3 Họ tên/ tên X, Đỗ X 88 5.0

4 Đại từ cộng gộp mình 47 2.7

5 Danh từ thân tộc anh 4 0.2

Bảng 3.6. Tỉ lệ phương tiện từ ngữ hô gọi người bị hại (hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ

STT Nhóm

phương tiện từ ngữ hơ gọi Các từ ngữ hô gọiđược sử dụng lượngSố

Tỉ lệ % trên tổng số phương tiện từ ngữ hô gọi

1 Danh xưng pháp luật người bị hại, đại diện hợp

pháp của người bị hại 26 4.2 2 Danh từ thân tộc ngành trên ông, bà, anh, chị 493 80.6 3 Danh từ thân tộc ngành trên

+ Họ tên/ tên ông/bà/anh/chị X 85 13.9 4 Đại từ cộng gộp mình 2 0.3 5 Danh từ khác (các) vị, bác 6 1.0 Tổng số: 612 100%

Bảng 3.7. Tỉ lệ phương tiện từ ngữ hô gọi đại diện Viện kiểm sát và luật sư

STT Nhóm

phương tiện từ ngữ hơ gọi

Các từ ngữ hô gọi được sử dụng

Số

lượng Tỉ lệ % trên tổngsố phương tiện từ ngữ hô gọi

1 Danh xưng pháp luật đại diện Viện kiểm sát, luật

sư, người bào chữa 90 90.9 2 Yếu tố chỉ người lịch sựvị

+ danh xưng pháp luật

vị đại diện Viện kiểm sát, vị

luật sư 6 6.1

3 Danh từ thân tộc (ông/bà) + danh xưng pháp luật

bà luật sư

2 2.0

4 Danh xưng pháp luật + họ tên/ tên

luật sư Vũ C.

1 1.0

Tổng số: 99 100%

Các kết quả trên bảng 3.5, bảng 3.6 và bảng 3.7 cho thấy phương tiện hô gọi cùng một đối tượng giao tiếp có thể khác nhau trong nội bộ phiên tịa và giữa những phiên tịa: có 5 cách hơ gọi bị cáo; 4 cách hô gọi đại diện hợp pháp của người bị hại, người làm chứng, người có QL&NVLQ; 4 cách hơ gọi đại diện Viện kiểm sát và luật sư. Cách hô gọi những đối tượng giao tiếp bình đẳng về quyền lực cũng có sự khác biệt rõ rệt, chẳng hạn: NVGT quyền lực cao sử dụng cấu trúc “Danh xưng pháp luật

+ họ tên/ tên” (bị cáo X) và cấu trúc “Họ tên/ tên” (Đỗ X.) để hô gọi đối tác giao tiếp

là bị cáo; nhưng không sử dụng để hô gọi đối tác giao tiếp là người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại). Những phương tiện từ ngữ hô gọi được sử dụng với tỉ lệ khơng đáng kể (< =1%) có thể coi là sản phẩm tùy hứng theo thói quen của chủ thể

giao tiếp và nằm ngoài tầm quan tâm của chúng tôi. Xem xét cụ thể hoạt động của các phương tiện hô gọi đối tác giao tiếp, chúng tôi nhận thấy mức độ quyền lực được đánh dấu trong những biểu thức từ ngữ đó là khác nhau.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)