Nhóm Thơng tin

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 118 - 119)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

a. Nhóm Thơng tin

Nhóm Thơng tin bao gồm các HĐNT trần thuật, thơng báo, phổ biến, giải thích, hướng dẫn.Điểm đồng nhất về đích ngơn trung của tất cả các HĐNT này là:SP1 thuật lại một nội dung thông tin cần thiết cho SP2.

HĐNT trần thuật xuất hiện khá nhiều trong các phát ngôn của NVGT có quyền lực cao: 446 HĐNT trần thuật/8104 tổng số lượt HĐNT được khảo sát. HĐNT trần thuật được các NVGT có quyền lực cao sử dụng với nhiều dạng thức khác nhau: SP1 (Hội đồng xét xử) chỉ đơn giản là nhắc lại những thông tin mà SP2 (bị cáo, người làm chứng...) đã cung cấp với mục đích ghi nhận những thơng tin mới, có giá trị; SP1 có thể diễn giải lại những nội dung thơng tin, sự kiện, quan điểm... đã được SP2 trình bày trước đó song nội dung tái trần thuật có thể khái quát hơn hoặc cụ thể hơn, chính xác hoặc ngắn gọn hơn... gắn với lập trường, quan điểm riêng của SP1; SP1 nêu những sự kiện là căn cứ thực tế để đưa đến những phán quyết của mình... Việc xét xử một vụ án cũng giống như việc tái hiện lại một phần câu chuyện về những mảnh đời, số phận của con người trong cuộc sống với những mâu thuẫn, va chạm, bi kịch, diễn biến tình cảm, tâm lí hoặc đã phát lộ, hoặc cịn tiềm ẩn.Để thực hiện nhiệm vụ buộc tội (với đại diện Viện kiểm sát) hoặc bào chữa (với luật sư), đưa ra những phán quyết cuối cùng về vụ án (với Hội đồng xét xử), những chủ thể giao tiếp này phải nắm rõ hồ sơ vụ án, những tình tiết được ghi trong biên bản lời khai, những tài liệu trong quá trình điều tra... và trình bày những chi tiết quan trọng làm cơ sở để đưa ra hướng xử lí thơng tin hoặc bác bỏ những đề nghị chưa thỏa đáng từ phía đối tác giao tiếp.

Ví dụ (48)

Chủ tọa: Lúc đó bị cáo cầm bao nhiêu tiền?

Bị cáo: Bị cáo không nhớ rõ. Bị cáo cầm khoảng năm, sáu trăm bị cáo không nhớ. Lúc đó bị cáo mượn anh Bảy.

Chủ tọa: Năm, sáu trăm. Bị cáo gửi xe ở nhà Bảy. Đặt xe ở đó và vay một triệu.

Lúc đó bị cáo có nghĩ ra yêu cầu đặt lấy tiền không?

HĐNTphổ biếnthường xuất hiện khi SP1 cung cấp những tri thức pháp luật liên quan đến những quyền và nghĩa vụ mà SP2 được hưởng... thuộc về thủ tục tố tụng. HĐNTthông báo được SP1 sử dụng để báo một nội dung, tình hình, sự kiện cho SP2 hoặc cho công chúng biết.

Không chỉ phổ biến, thông báo những quy phạm pháp luật đến cơng dân, SP1 cịn sử dụng HĐNTgiải thích, hướng dẫn nhằm cung cấp những tri thức chuyên môn luật cho công dân, giúp công dân hiểu rõ các thuật ngữ pháp luật để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của bản thân mình. Bởi lẽ trên thực tế, SP2 thường là những người không được đào tạo bài bản về chun mơn luật, vì thế kiến thức pháp luật cũng như ngơn ngữ pháp luật của họ cịn mơ hồ. Họ có xu hướng sử dụng ngơn ngữ đời thường và cắt nghĩa theo cách hiểu cá nhân về thuật ngữ luật pháp.

Ví dụ (49):

Chủ tọa: Hàng tháng thì như thế này, tịa giải thích với chị là như thế này này. Thực ra là bị cáo đang đi tù, mà nếu mà quyết là bồi thường, buộc bị cáo phải bồi thường thì khi nào bị cáo ra tù, bị cáo đi làm thì bị cáo có trách nhiệm bồi thường cho chị. Cái đó là rõ ràng thế. Chứ đây là anh Hiền anh hỗ trợ cho cháu Châu thơi vì thực ra bị cáo quá mười tám tuổi rồi. Đấy là giải thích cho chị là như thế.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)