Hành động ngôn từ hỏi yêu cầu cung cấp thông tin

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 137 - 139)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

4.2.2.1.Hành động ngôn từ hỏi yêu cầu cung cấp thông tin

c. Nhóm Thanh minh/chối cã

4.2.2.1.Hành động ngôn từ hỏi yêu cầu cung cấp thông tin

Về nguyên tắc, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Hội đồng xét xử phải nghiên cứu hồ sơ vụ án do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thu thập theo quy định của luật Tố tụng hình sự để nắm được tồn bộ nội dung vụ án. Quá trình xét hỏi của Hội đồng xét xử tại phiên tịa nhằm tái hiện, xác thực, cơng khai những tình tiết liên quan đến vụ án; đồng thời cho bị cáo, người bị hại, luật sư bào chữa và những người tham gia phiên tòa hiểu rõ những chứng cứ mà Hội đồng xét xử sử dụng để nghị án. Theo Từ điển luật học[86] mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện, nhưng đều có 4 yếu tố cấu thành mang tính bắt buộc, bao gồm: 1) Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại; 2) Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm như hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, cơng cụ, phương tiện, hồn cảnh phạm tội, v.v…; 3) Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lí bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm; 4)

Chủ thể của tội phạm là một người cụ thể, người này thực hiện hành vi phạm tội phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định. Trên cơ sở những quy phạm pháp luật tố tụng, thành phần thông tin mà Hội đồng xét xử yêu cầu cung cấp thường làm sáng tỏ “cái không rõ” xoay quanh bốn yếu tố trên. Nhóm HĐNT hỏi - yêu cầu cung cấp thông tin chiếm một tỉ lệ quan trọng trong tổng số HĐNT hỏi phân chia theo chức năng ngữ dụng: 729/2549 HĐNT (28.6%).

Biểu hiện rõ nét nhất của yếu tố quyền lực trong HĐNT hỏi - cung cấp thơng tin nằm ở tính chất tự docủa người hỏi. Trong giao tiếp đời sống, có những vấn đề riêng tư được coi là vùng “cấm” của SP2 mà SP1 sẽ không bao giờ được hỏi; nếu SP1 cố tình hỏi thì sẽ bị quy là xâm phạm đời tư hoặc vi phạm về mặt thuần phong mĩ tục. Ở tòa án, SP1 được quyền hỏi, thậm chí cịn được phép truy vấn liên tục, chi tiết mà khơng có vùng “cấm” nào cả. Những phát ngơn hỏi có từ nghi vấn càng xuất hiện nhiều thì áp lực quyền lực càng gia tăng. Chẳng hạn: Hỏi để làm rõ thông tin về chủ thể như năm sinh, số tuổi, năng lực hành vi dân sự, năng lực trách nhiệm hình sự...; hỏi để làm rõ thông tin về người bị hại như tuổi của nạn nhân trẻ em bị xâm hại tình dục (Biết thì biết em Châu bao nhiêu tuổi?), thái độ của người bị hại trước khi bị giết (Thái

độ như thế nào?)...; hỏi để làm rõ thông tin về địa điểm (Ngày 26/02/2005, thì bị cáo, chiều hơm đó bị cáo đi đâu trước khi đi Hải Phịng?), vị trí (Đâm vào đâu?), phương

tiện (Đi bằng gì?), ngun nhân (Tại sao lại bị sa thải ?), thủ đoạn gây án (Trước khi

đi, các bị cáo có những hành động gì?)...; hỏi để làm rõ thơng tin về vai trị, hành động

của từng người tham gia gây án trong những vụ gây án tập thể (Ai dí dao?)...

Phương tiện cú pháp chủ lực của HĐNT hỏi - yêu cầu cung cấp thông tin gồm PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin mở: 240/2549 PNH (9.4%); PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin đóng khung: 489/2549 PNH (19.2 %). Có thể thấy, dạng PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin dạng mở nhưtại sao, như thế nào, vì cái gì, vì lẽ gì, cịn gì nữa... chủ yếu được sử dụng để biểu thị HĐNT hỏi - yêu cầu cung cấp thơng tin

và một số ít HĐNT hỏi - bổ sung thơng tin. Những PNH này có khả năng thiết lập một cuộc hội thoại cởi mở: SP1 để ngỏ quyền lựa chọn thông tin trả lời cho SP2 để SP2 chủ động trình bày sự kiện, hành động, nguyện vọng, ý kiến cá nhân...; chấp nhận phát ngôn hồi đáp dạngtường thuật (narrative) dài, hoàn chỉnh của SP2. Đây là cơ hội cho

SP2 vừa đáp ứng tốt yêu cầu cung cấp thông tin của Hội đồng xét xử; vừa đưa ra những thơng tin có lợi hơn cho mình, nhằm tự bảo vệ, bào chữa cho mình trước tịa.

Bên cạnh xu hướng sử dụng dạng PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin mở tìm kiếm thông tin một cách linh hoạt, Hội đồng xét xử còn sử dụng một số lượng lớn dạng PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin đóng khung, thu hẹp theo định hướng của người hỏi (489/2549 tổng số PNH) nhưai, ở đâu, khi nào, lúc nào, bao nhiêu, người nào, cái gì, cái nào... Những PNH này chỉ chấp nhận những câu trả lời ngắn gọn với thông tin phân mảnh (fragmented). Đây là phương tiện hữu hiệu để Hội đồng xét xử hướng lời khai của SP2 tập trung vào những vấn đề quan trọng của vụ án, tránh kể lể, sa đà vào những nội dung không liên quan. Sự áp đặt của SP1 đối với SP2 về phạm vi thông tin chặt chẽ hơn, quan điểm cá nhân SP2 trong không gian giao tiếp bị hạn chế.

Tuy nhiên, để hoạt động tìm kiếm thơng tin diễn ra hiệu quả, không phải lúc nào Hội đồng xét xử cũng sử dụng cấu trúc PNH địi hỏi thơng tin đóng khung theo định hướng trước bởi tính chất hạn định thơng tin đưa tương tác đến bế tắc. Các dạng cấu trúc PNH chứa từ nghi vấn cho phép thông tin mở cũng rất cần thiết trong việc tạo ra một khơng gian tâm lí thoải mái, hạn chế áp lực nặng nề cho SP2, hỗ trợ tốt cho SP1 nhằm khơi thông những nút “tắc” trong giao tiếp, thúc đẩy tương tác tiến triển.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 137 - 139)