Nhóm Bình xét

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 119 - 120)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

b. Nhóm Bình xét

Nhóm Bình xét bao gồm các HĐNT bình luận, chứng minh, đánh giá, kết luận, quyết định, bác bỏ. Điểm đồng nhất về đích ngơn trung của tất cả các HĐNT này là:

SP1 xử lí, bình xét một nội dung thông tin hoặc một sự kiện, đối tượng. Nội dung thơng tin đó có thể là chính con người SP2 hoặc thơng tin, sự kiện, tình tiết mà SP2 nói đến, từ đó kiểm sốt hướng SP2 cung cấp những thơng tin tiếp theo hoặc tạo bước đệm hướng đến phán quyết cuối cùng về vụ án. Ví dụ (49) dưới đây cho thấy SP1 bình về nội dung, sự việc, hành vi mà SP2 trình bày, chỉ ra những điểm bất hợp lí trong lời khai của SP2 để bóc trần sự thật bị SP2 cố gắng che chắn, giấu giếm.

Ví dụ (50):

Chủ tọa: Tại sao bịt mồm người ta?

Bị cáo:Bịt mồm để dùng tay đánh vào mặt.

Chủ tọa: Bịt mồm người ta để làm sao? Để không phát ra tiếng động. Dưới lễ tân người ta khơng biết.

Đối tượng bình xét (bình luận, đánh giá...) của SP1 cũng có khi chính là thái độ, nhận thức của SP2, chủ yếu chỉ rõ sự thiếu thành khẩn, dối trá... của SP2. Giữa SP1 và SP2 lúc này hình thành quan hệ đối kháng rõ rệt, SP2 bị đặt trong tình thế bị nghi ngờ.

Ví dụ (51):

Chủ tọa:...Bị cáo khai không biết như hôm nay, và cán bộ điều tra cũng thế, thế có cần phải đọc lại khơng?

Bị cáo: Bị cáo không cần.

Chủ tọa: Không cần đúng khơng? Bởi vì ngày hơm đó bị cáo khai khác với bị cáo khai ngày hôm nay, khác tất cả. Mà đấy thể hiện cái sự thành khẩn, ăn năn hối cải. Và đấy ngay từ đầu là quyền của các bị cáo. Bản chất của tội phạm là không bao giờ nhận tội.

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng nhóm HĐNT Bình xét này mang tính phá hủy thể diện cao, nhằm vào nhân cách của người bị nhận xét một cách rất rõ ràng; đồng thời tiềm tàng nguy cơ đưa SP1 (Hội đồng xét xử) đến một định kiến xấu áp đặt đối với SP2 trong xét xử. Đối với một nền tư pháp coi trọng nguyên tắc “suy đốn vơ

tội”, xét từ góc độ ngơn ngữ học, nên chăng nhóm HĐNT Bình xét của chủ thể giao

tiếp về SP2 cần được tiết chế và sử dụng hợp lí, tránh ảnh hưởng đến vị thế trung lập - vị thế “cầm cân nẩy mực” của tịa án.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 119 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)