Hướng tiếp cận quyền lực trong giao tiếp pháp đình của luận án

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 29 - 30)

c. Bất bình đẳng về vai trò của người làm chứng

1.2.3. Hướng tiếp cận quyền lực trong giao tiếp pháp đình của luận án

Trong luận án này, chúng tôi tiếp cận quyền lực trong giao tiếp pháp đình từ góc độ phân tích và miêu tả các phương tiện ngơn ngữ, chỉ ra con đường quyền lực tư pháp được hiện thực hóa thơng qua quyền lực của ngôn ngữ.

Xuất phát từ thực tiễn hệ thống chính trị của Việt Nam, có thể nhận thấy quyền lực nhà nước là thống nhất với sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Quyền tư pháp được thực hiện qua hoạt động xét xử của tòa án và các hoạt động của những cơ quan, tổ chức tư pháp liên quan đến hoạt động xét xử của tòa án nhằm bảo vệ chế độ và pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, lợi ích của xã hội. Chủ tọa và Hội đồng xét xử giữ quyền điều hành phiên tòa; đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố và quyền giám sát hoạt động xét xử; luật sư bổ trợ tư pháp, có quyền bào chữa và bảo vệ cho thân chủ. Quyền lực tư pháp trao cho từng đối tượng đã được luật Tố tụng hình sự quy định rõ ràng và mỗi NVGT khi bước vào hoạt động xét xử tại phiên tòa đều đã ý thức được vai trò/phạm vi quyền lực mà hệ thống tư pháp trao cho.

Về nguyên tắc, giữa những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng chỉ tồn tại quan hệ quyền lực tư pháp, quan hệ quyền lực duy nhất được luật định trong giao tiếp pháp đình. Những yếu tố như tuổi tác, giới tính, địa vị nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, chủng tộc... - nguồn gốc tạo nên vị thế xã hội của những người giao tiếp trong hội thoại đời sống khơng được xem xét tại tịa. Mỗi người tiến hành tố tụng hiện diện không phải với tư cách cá nhân, nắm giữ quyền lực cá nhân mà là đại diện cho các tổ chức tư pháp. Quyền lực tư pháp là quyền lực của tổ chức nhưng được trao cho những con người cụ thể trong giao tiếp pháp đình.

Những người tiến hành tố tụng bao gồm Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát sử dụng phương tiện ngôn ngữ để điều khiển hoạt động xét xử, xác lập quyền và nghĩa vụ đối với công dân. Ngôn ngữ trở thành cơng cụ truyền tải, gìn giữ, thực thi quyền lực tư pháp trong hoạt động công vụ. Những người tham gia tố tụng bao gồm bị cáo, người bị hại (hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại), luật sư bào chữa cũng sử dụng phương tiện ngơn ngữ để địi hỏi những quyền lợi của bên mình được pháp luật bảo vệ. Tác động của quyền lực tư pháp sâu rộng trong giao tiếp pháp đình: Ở bề mặt, quyền lực tư pháp cho phép hoặc hạn chế nguồn lực ngôn ngữ mà mỗi NVGT sử dụng; ở bề

sâu, quyền lực tư pháp biểu hiện ở khả năng dẫn dắt, khống chế và thay đổi nhận thức, tư tưởng pháp luật của những NVGT thuộc bộ máy công quyền đối với công dân.

1.3.KHÁI QUÁT VỀ CÁC PHƯƠNG TIỆN NGÔN NGỮBIỂU THỊQUYỀN LỰC Quyền lực thực sự chỉ được nhận ra thơng qua những hình thức diễn đạt cụ thể. Những chỉ dẫn quyền lực có thể nằm ở bình diện ngơn ngữ hoặc phi ngôn ngữ. Những phương tiện ngơn ngữ lại có thể thuộc về những cấp độ khác nhau trong hệ thống ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, phát ngôn. Ở cấp độ ngữ âm, các dạng ngữ điệu như âm lượng lời nói to hay nhỏ, ngữ lưu trơi chảy hay ngắt quãng, nhấn mạnh hay không nhấn mạnh, khoảng im lặng trong lời nói... có khả năng biểu thị quyền lực tương đối hiển minh trong thực tế giao tiếp. Ở cấp độ từ vựng, phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực bao gồm từ ngữ xưng hô, động từ chỉ hành động (đề nghị, yêu cầu, ra lệnh, mời…), động từ chỉ tình thái (bị, được, phải…), động từ chỉ sự phụ trợ (giúp, giùm, hộ…) và những từ chỉ đặc điểm, tính chất có màu sắc phong cách rõ rệt: trang trọng/suồng sã, tích cực/tiêu cực, lễ phép/xấc xược... Ở cấp độ phát ngôn, các NVGT lựa chọn và sử dụng các phát ngôn ngôn hành mà cái lõi là các HĐNT; các thành phần tạo nên cấu trúc mệnh đề biểu thị HĐNT; gia giảm các thành phần làm tăng hoặc giảm sự xúc phạm thể diện… xây dựng những chiến lược giao tiếp phù hợp với vị thế giao tiếp của mình.

Ngồi những phương tiện ngơn ngữ kể trên, các phương tiện phi ngôn ngữ như dáng điệu, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, đơi tay... cũng có giá trị biểu thị quyền lực trong giao tiếp pháp đình. Tuy nhiên, trong khn khổ luận án này, chúng tơi chưa có điều kiện xem xét phương tiện ngữ điệu cũng như các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Chúng tơi chỉ tập trung vào những nhóm phương tiện ngơn ngữ biểu thị quyền lực bao gồm: Phương tiện từ ngữ xưng hô, phương tiện từ vựng tình thái (ở cấp độ từ vựng) và phương tiện hành động ngôn từ (ở cấp độ phát ngôn).

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)