Phương tiện từ ngữ hô gọi của nhân vật giao tiếp có quyền lực thấp

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 86 - 88)

c. Phương tiện từ ngữ hô gọi đại diện Viện kiểm sát, luật sư

3.1.3.2.Phương tiện từ ngữ hô gọi của nhân vật giao tiếp có quyền lực thấp

Những NVGT quyền lực thấp trong các cặp tương tác đều hướng đến một đối tượng giao tiếp là Hội đồng xét xử. Bị cáo, người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại, người làm chứng và những người có QL&NVLQ hơ gọi đối tượng này bằng hai loại phương tiện: 1) danh xưng theo pháp luật (Hội đồng xét xử, tòa, chủ tọa) với 427 phương tiện và 2) danh từ thân tộc (cô, bác, chú, anh) với 9 phương tiện. Tuy nhiên, số lượng danh từ thân tộc xuất hiện không đáng kể; màu sắc biểu cảm thân mật, gần gũi của những từ này cũng khơng phù hợp với tính trang trọng, nghi thức của giao tiếp pháp đình. Đây là sản phẩm của thói quen sử dụng ngơn ngữ cá nhân, xuất phát từ sự hạn chế về kinh nghiệm và hiểu biết nghi thức giao tiếp tại tòa án nên chúng tôi không xét đến loại phương tiện này. Số lượng và tỉ lệ xuất hiện của những thuật ngữ pháp luật được NVGT quyền lực thấp dùng hô gọi cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.9. Tỉ lệ phương tiện từ ngữ hơ gọi của NVGT có quyền lực thấp

Các từ ngữ hô gọi được sử dụng Số lượng Tỉ lệ %

Tòa 383 89.7

Hội đồng xét xử 31 7.3

Chủ tọa 13 3.0

Tổng số: 427 100%

Đối tác giao tiếp duy nhất xuất hiện trong phát ngơn của NVGT có quyền lực thấp chính là Hội đồng xét xử. Ngay kể cả khi đại diện Viện kiểm sát, luật sư tham gia xét hỏi thì các NVGT như bị cáo, người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại),

người làm chứng... cũng hô gọi "Hội đồng xét xử" trong phát ngôn trả lời chẳng hạn như “Thưa Hội đồng xét xử”, “Thưa q tịa”..., tức là trả lời hướng đến người nghe

chính là Hội đồng xét xử. Cách xưng gọi vừa thể hiện sự tôn trọng đối với những người tiến hành tố tụng nắm quyền lực tư pháp tối cao; vừa cho thấy vai trò trung tâm của Hội đồng xét xử - bên xem xét, đánh giá. Bảng 3.9 chỉ ra danh xưng pháp luật “tòa” theo như quy định của tòa án được NVGT bị cáo, người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại, người làm chứng và những người có QL&NVLQ sử dụng chiếm đến 89.7% tổng số từ ngữ được sử dụng. NVGT cũng hô gọi “chủ tọa” (một cá nhân) và “Hội đồng xét xử” (một tập thể) trong khi đối thoại trực diện với những đối tác giao tiếp này. Khi khảo sát những PTTN hô gọi của đại diện Viện kiểm sát và luật sư - những NVGT có quyền lực cao hơn bị cáo, người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ nhưng vẫn ở vị thế thấp hơn Hội đồng xét xử, chúng tơi nhận thấy có một sự khác biệt: Danh ngữ “Hội đồng xét

xử” được sử dụng nhiều vượt trội danh từ “tòa”, chiếm đến 95% tổng số PTTN Hội

đồng xét xử. Cách hô gọi bằng danh ngữ “Hội đồng xét xử” mang tính trang trọng, nghi thức cao hơn, nhấn mạnh hơn vào vai trò của những người thực thi nhiệm vụ xét xử rõ nét hơn và do đó, hiệu lực tác động đến đối tác giao tiếp mạnh hơn là danh từ “tòa” chỉ đối tác giao tiếp một cách chung chung. Tuy nhiên, sức mạnh tác động của danh ngữ “Hội đồng xét xử” mới được một số ít NVGT quyền lực thấp tận dụng, biểu hiện ở tỉ lệ sử dụng chiếm 7.3% tổng số PTTN hô gọi.

Xem xét những PTTN hô gọi của NVGT quyền lực thấp, dễ nhận thấy những phương tiện từ ngữ này có thể xuất hiện lồng ghép trong cấu trúc phát ngôn hoặc được tách biệt riêng thành một thành phần độc lập đứng đầu phát ngôn: thành phần hô gọi - một thành phần có giá trị như một đơn vị báo hiệu, thu hút sự chú ý của người nghe, thiết lập tính sẵn sàng giao tiếp. Cấu trúc thành phần hơ gọi gồm có kính ngữ “thưa”, “kính thưa” hoặc “quý” kết hợp danh từ chức vị “Hội đồng xét xử/tịa”. Cách xưng gọi tơn vinh, lịch sự này cũng có thể tìm thấy trong giao tiếp pháp đình tịa án Anh - Mĩ: Những người tham gia tố tụng thường hơ gọi quan tịa bằng những từ tơn xưng mang tính trang trọng, lịch sự như “worship” (thưa ngài), “honor” (thưa ngài). Thống kê cho thấy có đến 284/ 427 PTTN hơ gọi được sử dụng kết hợp với kính ngữ. Tỉ lệ ấn tượng này chỉ ra một điểm độc đáo của giao tiếp pháp đình: Mặc dù giao tiếp trực diện

“mặt đối mặt” nhưng NVGT quyền lực thấp vẫn sử dụng thành phần hô gọi độc lập để biểu hiện thái độ tôn trọng của chủ thể giao tiếp một cách hiển ngôn.

Ngồi kính ngữ nêu trên, trong giao tiếp pháp đình tiếng Việt có một số trường hợp NVGT quyền lực thấp sử dụng động từ “báo cáo” với vai trị một kính ngữ, chẳng hạn như dạng “báo cáo + Hội đồng xét xử/tòa/quý tòa” hoặc “báo cáo +anh/cô...”. Những biểu thức hô gọi này mang sắc thái suồng sã, thông tục, lệch chuẩn nghi thức giao tiếp pháp đình. Đây là thói quen ngơn ngữ của một bộ phận người dân chịu ảnh hưởng của tác phong quân đội thời chiến. Người dân Việt Nam đã thực hiện phương châm "toàn dân kháng chiến" trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, do đó, nhiều từ ngữ quân sự - đặc biệt là từ ngữ xưng hô giữa cấp dưới và cấp trên - đã lan tỏa từ môi trường quân đội đi vào lời nói đời thường.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 86 - 88)