Đại từ nhân xưng “tôi”

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 70 - 72)

Đại từ nhân xưng ngơi thứ nhất, số ít “tơi” nổi bật như một trung tâm quy chiếu trong phát ngôn của NVGT quyền lực cao ở cả bốn cặp tương tác lệch vai bao gồm: Hội đồng xét xử - bị cáo, người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm

chứng, người có QL&NVLQ; Hội đồng xét xử - đại diện Viện kiểm sát, luật sư; đại diện Viện kiểm sát - bị cáo, người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ; luật sư - bị cáo, người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ. Với tính chất như Phan Ngọc đã chỉ ra: “Đại từ tôi không chứa đựng một nội dung nào cả, mà chỉ chứa đựng một quan hệ. Đó là người nói chuyện tự nói về mình” (dẫn theo [52, tr.25]), đại từ nhân xưng “tôi” khi kết hợp với những biểu thức ngôn ngữ hô gọi đối tác giao tiếp khác nhau sẽ hiện thực hóa những cấu trúc quyền lực khác nhau. Trong phạm vi pháp đình, việc các NVGT nắm quyền lực tư pháp dành sự ưu tiên cho đại từ nhân xưng “tôi” trong sử dụng không đồng nghĩa với việc họ đề cao con người cá nhân chủ quan, coi bản thân là trung tâm quy chiếu các quan hệ xã hội khác. Họ ý thức được quyền lực của mình trong thể chế nên khơng cần có thái độ điều chỉnh khoảng cách xã hội bằng những phương tiện từ ngữ xưng hô khác. Sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” chính là một phương thức kiên định củng cố khung quan hệ quyền lực“cứng”theo khn mẫu giao tiếp hành chính.

Bên cạnh đó, đại từ nhân xưng “tơi” cũng tỏ ra thích dụng khi NVGT muốn khẳng định mạnh mẽ quan điểm cá nhân nhằm nỗ lực thuyết phục đối tác giao tiếp đồng tình với quan điểm của mình về vụ án. Quyền lực của bộ máy tư pháp, những tư tưởng pháp luật của nhà nước được hiện thực hóa thơng qua những phát ngơn cụ thể, trực tiếp của các NVGT. Một mặt, Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, luật sư thể hiện rõ ý kiến, cảm xúc, nhận định, hành động... cá nhân, đồng thời thể hiện quan điểm của tổ chức tư pháp mà mình đại diện trong những tình huống xét xử cụ thể.

Ví dụ (29):

Chủ tọa:Tơixét thấy tại phiên tịa hơm nay thì bị cáo cũng đã khai thành khẩn.(NLA1) Đại diện Viện kiểm sát: Tơicho rằng đó là bức xúc cá nhân, chứ Đồn Thị Liễu khơng phải là phó tổng giám đốc hay chủ tịch cơng đồn bảo vệ quần chúng, mà là cá nhân đơn lẻ.(NLA3)

Luật sư:Ở đây tôi nghĩ rằng không phải bị cáo không thừa nhận hành vi. Mà rõ ràng là có nhận và ăn năn về việc mình có gây ra cái hành vi.(NLA6)

Sự hòa quyện giữa yếu tố con người và tổ chức, khuôn khổ cá nhân và thể chế trong khung tương tác khiến cho những NVGT quyền lực cao không chỉ là những cỗ máy tư pháp xét xử trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 70 - 72)