Phương tiện từ ngữ xưng hô và quyền lực

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 30 - 31)

c. Bất bình đẳng về vai trò của người làm chứng

1.3.1. Phương tiện từ ngữ xưng hô và quyền lực

Phần đóng góp và sự lựa chọn phương tiện xưng hô của các NVGT cóchức năng định khung quan hệ: Mỗi chủ thể giao tiếp phải tìm cách đưa mình và đối

tượng giao tiếp vào diễn ngôn bằng cách lựa chọn và sử dụng các phương tiện xưng hô sao cho phù hợp với quan hệ quyền lực/thân hữu, ngữ vực và thoại trường giao tiếp.

Theo Bùi Thị Minh Yến (2001), xưng hơ là phương tiện thích hợp nhất để “xác lập vị

thế xã hội của những người tham gia giao tiếp và tương quan tâm thế giữa họ với nhau trong quá trình giao tiếp. Khi thực hiện chức năng này, hành vi ngôn ngữ xưng hô đồng thời đảm nhận nhiệm vụ khởi sự tạo sự tương tác ngơn ngữ cho cuộc thoại, điều chỉnh cuộc thoại theo đích đã định, đảm bảo hiệu lực hành vi” [91, tr.17]. Xét về

bản chất, các phương tiện xưng hô quy về ba trung tâm chỉ xuất nhân xưng gồm: Ngôi thứ nhất - NVGT tự xưng (người nói/bên phát dùng một biểu thức ngơn ngữ “tự quy

chiếu” đưa mình vào cuộc giao tiếp); ngơi thứ hai - NVGT hô gọi đối tác giao tiếp

(người nói/ bên phát dùng một biểu thức ngơn ngữ để đưa người nghe vào cuộc giao tiếp) và ngôi thứ ba - NVGT gọi người/sự vật, sự việc được nói tới trong diễn ngơn.

Để hiện thực hóa ba chỉ xuất nhân xưng trên, NVGT có thể sử dụng nhiều loại phương tiện ngơn ngữ. Khái qt nhất, có các phương tiện sau:

- Các đại từ nhân xưng tiếng Việt như tơi, chúng tơi, tao, mày, mình, nó, hắn, họ…

- Các danh từ chỉ quan hệ thân tộc - từ chỉ người trong gia đình, họ tộc có quan hệ huyết thống, hôn nhân cả bên nội và ngọại nhưkị, cụ, ơng, bà, bác, chú, thím, cơ, dì, cậu, mợ, con, cháu, anh, chị…

- Các danh từ chỉ chức danh, nghề nghiệp nhưgiáo sư, thủ trưởng, cán bộ...

- Tên riêng trong cấu trúc họ tên gồm ba yếu tố “họ + tên đệm (tên lót)+ tên riêng” - Các phương tiện từ ngữ xưng hô lâm thời khác như danh từ chỉ nơi chốn (đây, ấy,

đấy...);danh từ chỉ quan hệ xã hội(đồng chí, bạn...); hỗn danh(con khỉ, con chó, cún...) v.v…

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)