QUYỀN LỰC TRONG TƯƠNG TÁCPHÁP ĐÌNHTIẾNG VIỆT
2.1.2. Quyền lực và phân phối lượt lời trong tương tác pháp đình
Trong hội thoại đời thường, để đảm bảo tương tác giữa các NVGT diễn ra hài hòa, hệ thống phân phối lượt lời có những đặc điểm như C.K.Orecchioni, Sacks và các đồng nghiệp đã chỉ ra (dẫn theo [7; tr.226-227]): Vai nói thường xuyên thay đổi cho nhau; mỗi lần chỉ có một người nói; lượt lời của mỗi người thường thay đổi về độ dài nhưng thông thường lượt lời của đối tác này chuyển tiếp cho đối tác kia diễn ra không bị ngắt quãng quá dài, không bị dẫm đạp lên nhau... Trong giao tiếp quy thức, hệ thống lượt lời được xây dựng dựa trên nền tảng quan hệ giữa người có quyền lực hay quyền lực cao (P) và người khơng có quyền lực hay quyền lực thấp (NP) nên vừa mang tính bình đẳng, vừa mang tính cưỡng chế. Tạo lập lời nói là quyền và nghĩa vụ của các NVGT. Norman Fairclough (1992) [110, tr.153] phân tích đặc điểm của loại tương tác này ở những biểu hiện cụ thể: 1) P có thể lựa chọn NP nhưng khơng có chiều ngược lại; 2) P có thể tự cho phép bản thân nói, nhưng NP thì khơng; 3) Lượt lời của P thường dài, thể hiện nhiều nội dung và có thể kết thúc ở bất kì điểm nào. Thêm vào đó, P có quyền ngắt lời, gối lời NP khi phần đóng góp của NP khơng liên quan đến điều P trơng đợi. Và chính P chứ khơng phải NP có quyền giữ lượt nói mà khơng cần phải nói, tức giữ im lặng như một cách để khẳng định lại quyền kiểm sốt của mình, hoặc như là một cách ngầm chỉ trích những người khác.
Xem xét 11 cuộc thoại pháp đình, có thể thấy phần đóng góp của mỗi NVGT khác biệt nhau đáng kể. Trong tổng số 6572 lượt lời được khảo sát, phân phối lượt lời cụ thể cho mỗi đối tượng như sau:
Bảng 2.2. Phân phối lượt lời của các nhân vật giao tiếp Hội đồng xét xử
Đại diện Viện
kiểm sát Luậtsư
Bị cáo (người giám hộ của bị cáo) Người bị hại (đại diện hợp pháp của người bị hại) Người làm chứng, người có QL&NVLQ Chủ tọa Thẩm phán; Hội thẩm nhân dân Số lượng 2908 197 180 106 2475 403 180 Tỉ lệ (%) 44.2 2.9 2.7 1.6 37.6 6.1 2.9
Bảng 2.2 cho thấy Hội đồng xét xử (vai trị trung tâm là chủ tọa) đóng góp lượng lượt lời nhiều nhất: số lượng 3105 lượt, chiếm tỉ lệ 47.1 % trên tổng số lượt lời của các NVGT được khảo sát. Điều này cho thấy chủ tọa là NVGT có quyền lực tối cao trong phiên tịa. Chủ tọa có quyền lựa chọn bất kì đối tác giao tiếp nào: bị cáo, đại diện hợp pháp của người bị hại, đại diện Viện kiểm sát, luật sư, người làm chứng, người có QL&NVLQ, tồn bộ những người có mặt trong phịng xử án trả lời câu hỏi hoặc phát biểu ý kiến.
Ví dụ (3):
- Chỉ định bị cáo:Bị cáo! Bị cáo Trường. Bị cáo có nghe rõ khơng? (NLA4) - Chỉ định đại diện hợp pháp của người bị hại: Bà Hân đâu? Bà nghe rõ lời bị cáo Trường vừa trình bày rồi, bị cáo trình bày như vậy có chính xác khơng?(NLA4)
- Chỉ định người làm chứng: Anh chứng kiến thì theo anh, hơm đó ơng Ninh có say rượu khơng?(NLA4)
- Chỉ định đại diện Viện kiểm sát: Xin mời đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng. (NLA4)
- Chỉ định luật sư: Luật sư có ý kiến gì khơng?(NLA4)
- Chỉ định chung những người trong phòng xử án: Ở dưới có ai đề nghị hỏi vấn đề gì nữa khơng?(NLA5)
Từ ví dụ (3) có thể thấy chủ tọa là người duy nhất có quyền chỉ định người trả lời hoặc phát biểu ý kiến mà người đó khơng được phép từ chối, lảng tránh. Quan hệ lượt lời này chỉ có một chiều, nghĩa là khơng NVGT nào có quyền chỉ định lượt nói ngược lại đối với chủ tọa. Quyền lực của chủ tọa trong điều khiển, phân phối lượt lời là quyền lực “tồn năng”. Tương tác quy thức hài hịa khi các lượt lời được chủ tọa điều phối hợp lí.
Bên cạnh đó, chủ tọa cũng có quyền chủ động tạo lập phát ngơn, khơng quan tâm đến việc đối tác giao tiếp có cho phép hoặc có mong muốn hay khơng. Hệ quả là
hiện tượng ngắt lờitrong phát ngôn của chủ tọa xảy ra thường xuyên, xuất hiện trong hầu hết các vụ xử án: 90 lần trong tổng số 3105 lượt lời được xem xét. Chủ tọa có thể ngắt lời bằng cách gối ngay lượt lời của mình trong khi lượt lời của đối tác giao tiếp vẫn chưa hoàn thành; hoặc bằng cách trực tiếp yêu cầu đối tác giao tiếp ngừng nói với
một phát ngôn bắt đầu bằng biểu thức ngôn ngữ: thôi được rồi; X (bị cáo, anh, chị...) dừng lại. Tần số hiện tượng ngắt lời xuất hiện trong phát ngôn của Hội đồng xét xử như sau:
Bảng 2.3. Tỉ lệ ngắt lời của chủ tọa trong 11 vụ án
Ngắt lời bị cáo Ngắt lời đại diện cho người bị hại
SP1 gối lời SP2 71/90 (78%) 0 (0%)
SP1 yêu cầu SP2 ngừng nói 10/90 (12%) 9/90 (10%)
Trong ngữ liệu của chúng tôi, chủ tọa không ngắt lời đại diện Viện kiểm sát và luật sư, có lẽ vì các NVGT này hiểu biết về thủ tục tố tụng, có kinh nghiệm trong giao tiếp về luật; đồng thời có khoảng cách quyền lực gần với Hội đồng xét xử, đều ở bậc 1 trong giao tiếp như phân tích mục 1.1.2.2. chương 1. Chủ tọa chủ yếu ngắt lời bị cáo chiếm 90% tổng số lần ngắt lời nhằm nhiều mục đích khác nhau, chẳng hạn:
- Để ngăn chặn những ứng xử ngôn ngữ không phù hợp thủ tục tố tụng. Ví dụ (4):
Chủ tọa: Bị cáo Tú khai rõ quan hệ với bị cáo Sơn? Bị cáo: Quan hệ giữa...
Chủ tọa: Tại phiên tòa, các bị cáo thưa tịa.
- Để gia tăng áp lực tâm lí đối với bị cáo, cưỡng chế bị cáo buộc khai ngắn gọn, rõ ràng trong trường hợp bị cáo cố tình khai lẩn tránh vịng vo.
Ví dụ (5):
Bị cáo: Thưa tịa lời khai đó của bị cáo trước đây ... ( Bị ngắt)
Chủ tọa:Trả lời rõ có hay khơng? Khơng cần phải trả lời nhiều lắm. Có hay khơng?
Bị cáo: Thưa tịa ... Chủ tọa: Có hay khơng?
Bị cáo: Khơng.
- Để giục người đối thoại nói nhanh hơn, tập trung vào thơng tin quan trọng. Ví dụ (6):
Người bị hại: Khơng, xin hỏi cịn được cái gì mà chi trả cho…
Chủ tọa: Thơi dừng lại! Hỏi tiền trả lại chứ gì?
Về mặt tâm lí, những NVGT vị thế thấp ở trong một trạng thái mâu thuẫn: một mặt, họ bị động khi tạo lập phát ngôn, phụ thuộc vào sự chỉ định của chủ tọa; mặt khác, khi được chỉ định, họ lại cố tận dụng triệt để quyền nói để cung cấp thơng tin có lợi
nhất cho mình. Trong q trình những NVGT vị thế thấp hồi đáp, thơng tin hữu ích, cần thiết thì chủ tọa yêu cầu khai thác thêm, thơng tin khơng cần thiết thì chủ tọa yêu cầu dừng, lược bỏ. Nếu chủ tọa khơng ngắt lời thì tương tác pháp đình sẽ trở nên hỗn loạn. Hiện tượng giành quyền nói của đối tác khi người đó cịn chưa kết thúc lượt nói thường xảy ra trong giao tiếp giữa những NVGT có quan hệ quyền lực bất bình đẳng như nam ngắt lời nữ, người trưởng thành ngắt lời trẻ em, bác sĩ ngắt lời bệnh nhân, vợ ngắt lời chồng hoặc ngược lại... Nếu trong tương tác thông thường, hành động này tiềm tàng nguy cơ vi phạm chuẩn mực xã hội, gây tổn hại đến quan hệ thân hữu giữa các NVGT thì trong tương tác pháp đình, đây lại là một thủ pháp, một thao tác cần thiết để chủ tọa giữ gìn quyền lực của mình, để đảm bảo tính tơn nghiêm của thể chế.
Đại diện Viện kiểm sát và luật sư không đưa ra nhiều lượt lời, nhưng lượt lời của họ thường dài, trình bày nhiều nội dung phức tạp. Lượt lời công bố bản cáo trạng, lời luận tội của đại diện Viện kiểm sát, lượt lời nêu luận cứ bào chữa của luật sư tùy tính chất của vụ án có thể được chuyển thành 3 - 20 trang A4. Hình thức lượt lời dài, kết hợp giữa phong cách nói và phong cách viết cũng là một đặc điểm để nhận diện NVGT có quyền lực trong tương tác pháp đình.
Như vậy, một NVGT được coi là có quyền lực khi sở hữu số lượng lượt lời trong tương tác vượt trội những NVGT khác; có quyền chủ động tạo lập phát ngơn của mình và áp đặt quyền hoặc nghĩa vụ nói cho đối tác giao tiếp, thường xuyên sử dụng thủ pháp ngắt lời và sở hữu những phát ngơn dài, phức tạp. Quyền lực "tồn năng" mà chủ tọa sở hữu trong thể chế chính là cơ sở đảm bảo cho NVGT này có thể phân phối lượt lời hợp lí, giữ gìn tương tác quy thức hài hịa.