Biểu hiện của quyền lực trong các dạng cấu trúc cặp trao đáp

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 53 - 54)

QUYỀN LỰC TRONG TƯƠNG TÁCPHÁP ĐÌNHTIẾNG VIỆT

2.2.2. Biểu hiện của quyền lực trong các dạng cấu trúc cặp trao đáp

Trong tổng số 2600 cặp trao đáp có 28 cặp trao đáp có bước thoại khởi phát từ NVGT bị cáo, người bị hại (đại diện của người bị hại). Theo quan sát của chúng tôi, những bước thoại khởi phát của những NVGT này thường bị Hội đồng xét xử đáp lại bằng một cử chỉ, hành động vật lí tỏ thái độ khơng đồng ý (im lặng khơng hồi đáp; nhìn và vẫy tay cho đối tác ngồi xuống...) hoặc ngắt lời bằng một phát ngôn gạt đi:Ơng/bà cứ từ từ!; Tịa chưa hỏi đến ơng/bà; Ơng/bà ngồi xuống đi... và tiếp tục hỏi người khác.

Theo Điều 197 về nội quy của phiên tòa, những người được tòa án triệu tập để xét hỏi được trình bày ý kiến nhưng phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Thực tế cho thấy khi những NVGT này trình bày ý kiến tự phát, bước thoại khởi phát của họ thường không nhận được một bước thoại hồi đáp tích cực từ Hội đồng xét xử ngay tại thời điểm phát sinh. Chỉ đến khi thấy ý kiến của họ là cần thiết thì Hội đồng xét xử mới chủ động thiết lập tương tác với người đó. Nói cách khác, những bước thoại khởi phát này nằm trong nỗ lực của bị cáo hoặc người bị hại (đại diện của người bị hại) muốn gây ảnh hưởng tới Hội đồng xét xử nhưng đã thất bại. Bởi vậy chúng tôi không xem xét một số lượng hạn chế những cấu trúc cặp trao đáp có chứa bước thoại khởi phát của NVGT ở vị thế thấp.

Trong hội thoại đời thường, để đảm bảo tương tác hài hòa, các NVGT thực hiện bước thoại khởi phát luân phiên nhau, NVGT vị thế yếu hơn có thể thơng qua thương

lượng hội thoại để giành vị thế giao tiếp mạnh tại một thời điểm nào đó trong q trình tương tác. Cịn trong tương tác pháp đình, bước thoại khởi phát là đặc quyền Hội đồng xét xử (chủ tọa), đại diện Viện kiểm sát và luật sư. Những nhân vật này hoàn toàn nắm giữ khả năng chủ động mở ra các cấu trúc cặp trao đáp, đồng nghĩa với việc chủ động kiểm soát những chủ đề tương tác được đưa ra. Vận động tương tác với tính chất chủ động điều khiển từ một phía diễn ra liên tục từ lúc bắt đầu đến kết thúc, không bị đứt đoạn hay chệch hướng. Hiện tượng này chỉ ra một đặc điểm quan trọng của giao tiếp pháp đình, phân biệt với giao tiếp khẩu ngữ thơng thường: đó là tính chất bất bình đẳng được duy trì ổn định như một “mẫu số chung” trong tồn bộ q trình giao tiếp. Song tùy vào dạng cấu trúc cặp trao đáp cụ thể mà yếu tố quyền lực có thể được duy trì ổn định hoặc được tăng cường ở những khía cạnh phức tạp hơn, tinh tế hơn.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)