Phân loại các nhóm hành động ngơn từ hỏi theo chức năng ngữ dụng

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 135 - 137)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

4.2.1.Phân loại các nhóm hành động ngơn từ hỏi theo chức năng ngữ dụng

c. Nhóm Thanh minh/chối cã

4.2.1.Phân loại các nhóm hành động ngơn từ hỏi theo chức năng ngữ dụng

Trong tất cả các “HĐNT được đánh dấu”trên, chúng tôi lựa chọn nhóm HĐNT hỏi của Hội đồng xét xử bởi HĐNT này xuất hiện với số lượng lớn: 2549 HĐNT trên tổng số 3105 lượt lời của Hội đồng xét xử. Trục tương tác hỏi - đáp giữa Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng cũng là trục tương tác chính trong những cặp quan hệ quyền lực lệch vai. Vị thế của SP1 là người có thẩm quyền nhờ chức vụ trong bộ máy tư pháp đem lại, có cơ sở để đặt SP2 vào trách nhiệm trả lời câu hỏi. Về khả năng từ chối của SP2, SP2 không được phép từ chối hoặc né tránh trả lời; nếu khơng sẽ rơi vào tình huống bất lợi hơn. Theo Hồng Trọng Phiến, tiêu điểm tư duy của người hỏi và người trả lời là sự tồn tại của nhân tố “cái khơng rõ”, cụ thể: “Bất cứ khi xét tính

chất của một câu hỏi cũng phải xét từ phía chủ thể của câu nói. Chủ thể này “khơng rõ” nên mong tìm câu trả lời về “cái khơng rõ” đó. Người trả lời giải đáp “cái khơng rõ” bằng cách cung cấp cho nó một thành phần tương ứng.” [60, tr.275]. Trong phần

xét hỏi tại phiên tịa, nhân tố “cái khơng rõ” khơng chỉ trở thành tiêu điểm tư duy của người hỏi và người trả lời mà còn trở thành tiêu điểm tư duy của nhiều đối tượng khác nhau cùng tham gia hội thoại.

Nhìn tổng quan, Hội đồng xét xử có quyền tự do thiết lập HĐNT hỏi ở bất kì thời điểm nào, tự do lựa chọn người trả lời và đặc biệt có quyền cho phép/khơng cho phép các đối tượng khác (đại diện Viện kiểm sát, luật sư, bị cáo, người bị hại...) đặt câu hỏi. Tính chất đơn chiều của HĐNT hỏi cho thấy áp lực quyền lực trải ra trên diện

rộng, theo chiều dài thời gian của phiên tòa. Một số trường hợp HĐNT hỏi do NVGT ở vị thế thấp tạo lập, như đại diện cho người bị hại sau đây: “Bởi vì trong vụ án này,

tơi thấy rằng hai kẻ phạm nhân này nó có chủ mưu giết hại con tôi từ trên đất Thái Nguyên.Tại sao chúng gọi xe, thuê xe phải là xe này? Thứ hai, tại sao là con trai tôi lái đi cơ? Cho nên ngạc nhiên là như thế...” (NLA5), nhưng đích ngơn trung gián tiếp

lại là HĐNT biểu cảm, bộc lộ sự bất bình của người nói hơn là chờ đợi một câu trả lời. Xét dưới góc độ HĐNT hỏi trực tiếp/ chính danh, chiều từ Hội đồng xét xử đến các đối tác giao tiếp vẫn là một chiều duy nhất, đảm bảo quyền lực tư pháp được duy trì suốt q trình xét xử.

Nếu coi tính áp đặt quyền lực tư pháp là mẫu số chung thì những mức độ áp đặt quyền lực tư pháp khác nhau lại được biểu hiện qua những nhóm HĐNT hỏi khác nhau. Để xem xét áp lực quyền lực trong từng nhóm HĐNT hỏi và xếp các nhóm đó trên một thang độ biểu thị quyền lực chung, chúng tơi tiến hành phân loại HĐNT hỏi thành bốn nhóm theo chức năng, mục đích ngữ dụng: 1)Nhóm 1: Nhóm HĐNT hỏi để

yêu cầu cung cấp thơng tin mới; 2) Nhóm 2: Nhóm HĐNT hỏi để yêu cầu bổ sung, làm

rõ thông tin mà người trả lời vừa cung cấp; 3) Nhóm 3: Nhóm HĐNT hỏi để kiểm tra

thơng tin mà Hội đồng xét xử đã nắm được trước khi hỏi; 4) Nhóm 4: Nhóm HĐNT hỏi để xác nhận tính đúng/sai của thơng tin.

Các nhóm HĐNT hỏi được hiện thực hóa bằng những phát ngơn hỏi thuộc vào những kiểu cấu trúc cú pháp sau đây: 1) PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin dạng mở rộng nhưtại sao, như thế nào, vì sao, bằng cách nào...; 2) PNH chứa từ nghi vấn

địi hỏi thơng tin đóng khung theo định hướng cho trước như ai, khi nào,bao giờ, lúc nào, ở đâu, bao nhiêu, cái gì, cái nào...; 3) PNH tổng quát có chứa cặp từ nghi vấnà, hả, hử, có…khơng, có…chưa…, khơng...à...; 4) PNH lựa chọn có chứa quan hệ từ lựa chọnhay, hoặc, hoặc là...và 5) PNH sử dụng ngữ điệu có cấu trúc như một phát ngơn trần thuật nhưng được lên giọng ở cuối câu. Dạng PNH này được chúng tơi nhận diện trong ngữ cảnh nhờ phương pháp dự thính và quan sát phòng xử án.

Khảo sát trong 2549 HĐNT hỏi, chúng tơi nhận thấy có sự tương ứng giữa các nhóm HĐNT hỏi phân chia theo chức năng ngữ dụng với cấu trúc cú pháp của phát ngôn thực hiện HĐNT đó tương ứng như sau:

Bảng 4.10. Tỉ lệ các nhóm HĐNT và cấu trúc cú pháp phát ngôn hỏi HĐNT hỏi Nhóm HĐNT Cấu trúc cú pháp của PNH Số lượng Tỉlệ (%)

Hỏi - yêu cầu cung cấp thông tin

729 PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin mở 240 9.4

PNH chứa từ nghi vấn đòi hỏi thông tin hẹp 489 19.2 Hỏi - yêu cầu

bổ sung thơng tin

344 PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin mở 29 1.1

PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin hẹp 204 8.0

PNH lựa chọn 96 3.8

PNH sử dụng ngữ điệu 15 0.6 Hỏi - kiểm tra

thông tin

606 PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin hẹp 206 8.1

PNH tổng quát 319 12.5 PNH sử dụng ngữ điệu 81 3.2 Hỏi - xác nhận thông tin 870 PNH tổng quát 758 29.7 PNH sử dụng ngữ điệu 112 4.4 Tổng số : 2549 2549 100.0

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 135 - 137)