Trong ngữ liệu của người viết, mặc dù đều là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, số nhiều nhưng đại từ “chúng tôi” được cả Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và luật sư sử dụng; còn đại từ “chúng ta”, “ta” không xuất hiện trong phát ngôn của Hội
đồng xét xử. Các đại từ này chỉ ra tính chất “cộng gộp”, tự quy nhóm của người nói với các đối tượng khác có mặt hoặc vắng mặt tại phiên tịa.
Với đại từ “chúng tơi”, NVGT gộp bản thân mình trong các nhóm đối tượng như sau:
Người nói thuộc Hội đồng xét xử
Người nói là kiểm sát viên
Người nói là luật sư
- Cá nhân người nói
- Các thành viên trong Hội đồng xét xử của vụ án - Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
- Cá nhân người nói
- Các kiểm sát viên khác có mặt tại phiên tòa
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội - Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội
- Cá nhân người nói
- Luật sư khác cùng biện hộ cho một thân chủ - Thân chủ của luật sư (bị cáo hoặc người bị hại)
Những quan điểm, ý kiến mà NVGT đưa ra không phải của cá nhân, mà là của cả nhóm. Đại từ nhân xưng này nhấn mạnh sự đồng thuận về quan điểm trong nội bộ nhóm (có mặt tại tịa) nói riêng và trong tổ chức tư pháp nói chung. Riêng với luật sư, đại từ“chúng tơi”cho thấy vai trò luật sư vừa đại diện cho thân chủ, vừa đại diện cho bên bổ trợ tư pháp. Luật sư nói thay những tâm nguyện, đề đạt, mong muốn... của thân chủ và bổ khuyết cho thân chủ những cơ sở pháp lí được pháp luật bảo vệ. Tính chất đại diện cho quyền lực tổ chức, quyền lực thể chế trong ngữ cảnh này thể hiện rõ nét và trọn vẹn hơn so với cách sử dụng đại từ ngôi thứ nhất số ít như đã nói ở trên.
Với đại từ “chúng ta”,“ta”, bên cạnh những đối tượng thuộc nhóm như trên, đại
diện Viện kiểm sát và luật sư gộp thêm trong nhóm của mình: Hội đồng xét xử, Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội, những người tham dự hiện có mặt tại phiên tịa, các thành viên trong xã hội nói chung. Đại từ chỉ nhóm có độ mở lớn thích hợp khi hai NVGT này muốn kêu gọi sự đồng thuận, thuyết phục nhiều đối tượng, trong đó quan trọng nhất là Hội đồng xét xử.
Ví dụ (30):
Và chúng tơi (1) cho rằng, thực sự trong tình trạng hiện nay có nhiều hành vi hiếp dâm trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em thì hành vi xử phạt nghiêm khắc là rất cần
thiết để bảo đảm trật tự xã hội. Tuy nhiên với diễn biến thực tế và tình hình của vụ việc này,chúng ta (2)phải thấy rằng ở đây có cả một phần trách nhiệm của người lớn trong sự giáo dục chính con em mình và sự phổ biến pháp luật chung trong cộng đồng xã hội.
Với sự phân tích trên đây, chúng tôi (3)thấy rằng, chúng tôi (4) cũng rất cám ơn và đồng tình với một phần xem xét của vị đại diện Viện kiểm sát.
Trong ví dụ trên, luật sư sử dụng đại từ “chúng tơi” ở vị trí (1), (3), (4) nhấn mạnh vai trò của luật sư trong hệ thống NVGT có quyền lực tư pháp, thực hiện nhiệm vụ bổ trợ tư pháp để đảm bảo tính cơng bằng trong pháp luật chứ không bảo vệ tội phạm, bênh vực cá nhân thân chủ. Đại từ “chúng ta (2)” kêu gọi sự tán đồng của Hội đồng xét xử và những người theo dõi phiên tịa; từ đó khơi dậy giá trị chung của cả nhóm, xây dựng hình ảnh một cộng đồng xã hội nhân đạo; nhằm thu hút sự chú ý có lợi cho thân chủ của mình.