Hành động ngôn từ hỏi kiểm tra thông tin

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 141 - 144)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

4.2.2.3.Hành động ngôn từ hỏi kiểm tra thông tin

c. Nhóm Thanh minh/chối cã

4.2.2.3.Hành động ngôn từ hỏi kiểm tra thông tin

Kiểm tra thông tin vốn là một thủ tục pháp lí mà bất kì cơng dân nào khi đến cơ quan cơng quyền cũng có thể bị u cầu. Trước khi phiên tịa diễn ra, nhân viên tòa án đã thực hiện chức năng kiểm tra thông tin công dân bằng cách yêu cầu xuất trình những giấy tờ, tài liệu liên quan... Nhưng trong phiên tòa, một lần nữa Hội đồng xét xử sử dụng chính HĐNT hỏi thực hiện chức năng kiểm tra. HĐNT hỏi - kiểm tra thông tin chiếm số lượng 606/2549 (23.8%) tổng số HĐNT hỏi phân chia theo chức năng ngữ dụng. HĐNT hỏi - kiểm tra thông tin được phân thành 3 vùng thông tin chủ yếu:

HĐNT hỏi - kiểm tra thông tin

Thông tin về nhân

thân của công dân Thông tin về quy trình tốtụng của cơ quan tư pháp Thông tin về năng lực nhận thứcvà giao tiếp của cơng dân tại tịa

Trong tổng số 606 HĐNT hỏi - kiểm tra thông tin, phương tiện cú pháp chủ lực gồm ba loại phát ngôn: 206 PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin đóng khung, thu hẹp; 319 PNH tổng quát và 81 PNH sử dụng ngữ điệu. Các kiểu cấu trúc PNH hỏi này biểu thị quyền lực của Hội đồng xét xử không chỉ ở xu hướng địi hỏi thơng tin theo chiều hướng “đóng” mà quan trọng ở địi hỏi thơng tin cần yếu về mặt pháp lí.

Loại HĐNT hỏi - kiểm tra này tiếp tục khẳng định yêu cầu của Hội đồng xét xử về dạng thơng tin hồi đáp mang tính “đóng khép”. Với số lượng 319 PNH tổng qt, tức PNH chứa những từ nghi vấn nhưchứ, à, ư, hả, ạ, có... khơng, có...chưa, có phải... khơng, có đúng...khơng, phải khơng, có đúng thế khơng, khơng...à... , Hội đồng xét xử

đòi hỏi đối tác giao tiếp phải chọn một trong hai phương án trả lời trong có/ khơng, đúng/ sai... Việc áp đặt thông tin trong một cái khung giải pháp mà Hội đồng xét xử

đưa ra chính là một áp lực đối với SP2. Như vậy, so sánh với ba dạng PNH mở, PNH nửa mở, PNH nửa đóng thực hiện chức năng yêu cầu cung cấp và bổ sung thông tin ở trên, dạng PNH tổng quát là PNH đóng hồn tồn: Tất cả những thơng tin nằm ngoài khung giải pháp và những giải pháp trung gian đều khơng hợp lí, khơng được chấp nhận. PNH sử dụng ngữ điệu cấu trúc như một phát ngôn trần thuật nhưng được lên giọng ở cuối câu, kèm theo một hoặc một vài cử chỉ phi ngơn ngữ của người hỏi như nhíu mày, nhìn thẳng tỏ vẻ chờ đợi một phản hồi... thực chất cũng là PNH tổng quát đã được tỉnh lược các từ nghi vấnà, hả, hử... có thể được xác định trong ngữ cảnh. Ngay

cả với PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin đóng khung, thu hẹp như Bị cáo sinh năm bao nhiêu? Bị cáo tên gì đấy?... xuất hiện thực hiện chức năng kiểm tra cũng không phải PNH nửa mở. Tên gọi và cách phân loại cấu trúc cú pháp này thuần túy dựa vào hình thức của biểu thức ngơn ngữ. Xét bản chất của những PNH hỏi, người hỏi khơng địi hỏi cung cấp hay bổ sung tin mới mà chủ yếu để kiểm tra, xác minh lại những thông tin mà Hội đồng xét xử đã biết và công khai thơng tin để những người tham dự phiên tịa được biết. Hội đồng xét xử đã nghiên cứu hồ sơ vụ án và nắm rõ thông tin về bị cáo, người bị hại hoặc đại diện cho người bị hại, những người liên quan tham gia phiên tòa trước khi mở tòa. Nghĩa là những PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin đóng khung, thu hẹp trong ngữ cảnh này cũng chính là PNH đóng. Như vậy, mức độ áp đặt của HĐNT hỏi - kiểm tra thông tin biểu thị ở sự hạn định chặt chẽ về phạm vi thông tin được phép trả lời, thơng tin gần như đóng hồn tồn trong một cái khung giải pháp mà người hỏi nêu ra. Những thông tin cần kiểm tra là những thông tin mà Hội đồng xét xử đã biết, khơng nghi ngờ; nhưng theo trình tự thủ tục vẫn cần được xác minh trực tiếp tại phiên tịa.

Bên cạnh đó, mức độ áp đặt của HĐNT hỏi - kiểm tra thơng tin cịn biểu hiện ở chỗ: SP1 địi hỏi SP2 cung cấp những thơng tin cần yếu về mặt pháp lí. Đối với phạm vi thơng tin về nhân thân của SP2 (bị cáo, người bị hại hoặc đại diện cho người bị hại, người làm chứng, người có QL&NVLQ), Hội đồng xét xử yêu cầu SP2 xác nhận những thông tin cá nhân khá tỉ mỉ, bao gồm: Họ tên, tuổi, năm sinh, hộ khẩu thường trú, họ tên và nghề nghiệp cha/mẹ, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, quốc tịch... Những HĐNT hỏi - kiểm tra thông tin căn cước không chỉ tạo bước đệm tâm lí sẵn sàng cộng tác cho cơng dân trước Hội đồng xét xử mà quan trọng hơn là đảm bảo việc xét xử “đúng người, đúng tội”. Đối với phạm vi thơng tin về quy trình tố tụng của cơ quan tư pháp, Hội đồng xét xử địi hỏi SP2 xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của quy trình tố tụng chẳng hạn như trước khi xét xử bị cáo phải được cung cấp bản cáo trạng; nội dung bản cáo trạng bị cáo nhận được phải giống với nội dung bản cáo trạng mà đại diện Viện kiểm sát công bố tại phiên tòa; người bị hại (đại diện cho người bị hại) nhận được giấy mời tham dự xét xử... Chỉ cần một thông tin SP2 cung cấp cho thấy thủ tục tố tụng bị vi phạm thì Hội đồng xét xử có thể hỗn phiên tịa. Đối với phạm vi thơng tin về năng lực nhận thức và giao tiếp của cơng dân tại tịa, Hội đồng xét xử đòi hỏi SP2 xác nhận trạng thái nhận thức tỉnh táo (khơng có bệnh về tâm thần) và khả năng giao tiếp nghe - hiểu bình thường, chẳng hạn như:Bị cáo đã nghe rõ quyền và nghĩa vụ của bị cáo tại phiên tòa chưa?; Bị cáo có hiểu khơng?... Thơng tin này trong giao tiếp

đời thường có thể “vơ thưởng vơ phạt” nhưng trong giao tiếp pháp đình có giá trị pháp lí quan trọng. Hội đồng xét xử là những người thuộc tổ chức tư pháp; trong khi những cơng dân có thể ở những trình độ văn hóa, trình độ học vấn khác nhau. Khơng phải cơng dân nào ra trước tịa cũng có đủ hiểu biết, kinh nghiệm về pháp luật, thủ tục tố tụng... Giữa Hội đồng xét xử và công dân tồn tại sự bất bình đẳng trong kiến thức, kinh nghiệm về chun mơn ngành luật. Và ở một vị thế thấp hơn, những cơng dân (đặc biệt là bị cáo) có thể đối mặt với những khó khăn trong việc hiểu ngơn ngữ và trình tự tố tụng. Do đó, sử dụng HĐNT hỏi để kiểm tra năng lực nhận thức tối thiểu cũng như quyền lợi pháp lí của cơng dân trong giao tiếp pháp đình nhằm đảm bảo cho họ quyền và các điều kiện cần thiết theo quy định pháp luật.. Những HĐNT hỏi - kiểm tra thơng tin chính là một cơng cụ để Hội đồng xét xử thực thi quyền lực thể chế giữa đại diện

của cơ quan tư pháp trong giao tiếp với cơng dân: Vừa đảm bảo tính đúng đắn, hợp pháp của thủ tục pháp lí, vừa bảo vệ quyền lợi bình đẳng của cơng dân trước pháp luật.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 141 - 144)