c. Bất bình đẳng về vai trò của người làm chứng
1.3.2. Phương tiện từ vựng tình thái và quyền lực
Để góp phần nhận diện quan hệ quyền lực bất bình đẳng trong giao tiếp, tình thái đóng vai trị hết sức quan trọng: “Nếu khơng quan tâm đến các bình diện của tình thái,
thì chúng ta sẽ khơng thể hiểu được bản chất của ngôn ngữ, với tư cách là công cụ con người dùng để phản ảnh thế giới trong hoạt động nhận thức và tương tác xã hội. Khơng có tình thái, nội dung được thể hiện trong câu nói chỉ là những mảnh nguyên liệu rời rạc.” [28, tr.74]. Một cách khái quát, có thể nhận diện thành phần “tình thái
(modus)” khi được đặt trong thế đối lập với thành phần “ngôn liệu (dictum)” trong cấu trúc nghĩa của câu. Cao Xuân Hạo (1991) phân biệt hai lớp nghĩa đó như sau: “Trong
ngơn liệu (lexis hay dictum), tức cái tập hợp gồm sở thuyết (vị ngữ lơ gích) và các tham tố của nó được xét như một mối quan hệ tiềm năng, và phần thứ hai gọi là tình thái (modalité), là cách thực hiện mối liên hệ ấy, cho biết mối liên hệ ấy là có thật (hiện thực) hay là khơng có (phủ định nó, coi nó là phi hiện thực), là tất yếu hay khơng tất yếu, là có thể có được hay khơng thể có được.” [25, tr.96]. Sau này với sự xuất hiện
của lí thuyết hành động ngơn từ do Austin đề xuất, khái niệm tình thái được mở rộng cịn bao gồm cả tình thái mục đích phát ngơn như nghi vấn, trần thuật, cầu khiến, cảm thán... Như vậy, tình thái là một phạm trù ngữ nghĩa rộng lớn xoay quanh mối quan hệ giữa nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với hiện thực cũng như quan điểm, thái độ của người nói đối với thơng điệp được truyền tải trong phát ngôn, với đối tác giao tiếp và với hoàn cảnh giao tiếp.
Theo Nguyễn Văn Hiệp (2008), tình thái trong ngơn ngữ học được phân chia thành ba loại chính [28, tr.109 - 110]: 1) Tình thái nhận thức (epistemic) thể hiện sự đánh giá của cá nhân người nói đối với điều được nói đến trong câu dựa trên những bằng chứng (evidence/warrant) hoặc cơ sở suy luận (judgment) nào đó mà người nói có được xét ở khía cạnh đúng/ sai. 2) Tình thái đạo nghĩa (deontic) chỉ ra thái độ của người nói đối với hành động do một người nào đó hay chính người nói thực hiện xét ở tính hợp thức về đạo đức hay những ràng buộc xã hội khác. 3) Tình thái năng động (dynamic) là ý nghĩa của chủ ngữ câu, hướng tới khả năng tiềm ẩn, ý nguyện hoặc khuynh hướng của chủ ngữ câu.
Tình thái là một phạm trù thuộc về ngữ nghĩa của phát ngôn, song những phương tiện biểu hiện tình thái có thể ở cấp độ ngữ âm, từ vựng hoặc ngữ pháp. Xét riêng trên bình diện từ vựng, các phương tiện biểu hiện tình thái cơ bản nhất bao gồm: Các động từ tình thái, tiểu từ tình thái, tổ hợp tình thái tính, động từ ngơn hành, những từ ngữ đánh dấu lập trường chủ quan của người nói.