Phương tiện từ ngữ hô gọi bịcáo

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 76 - 79)

- Danh xưng pháp luật“bị cáo”

Thuật ngữ pháp luật“bị cáo” bước đầu được sử dụng trong nhiều sắc lệnh về tổ chức các cơ quan tư pháp do Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hịa kí từ năm 1945. Tuy nhiên chỉ đến năm 1974 , trong bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự kèm theo thông tư số 16/TATC ngày 27 tháng 9 năm 1974 của Tòa án nhân dân tối cao mới đưa ra định nghĩa pháp lí về khái niệm “bị cáo” là “người bị truy cứu

trách nhiệm hình sự trước Tịa án nhân dân. Trong giai đoạn xét xử Tòa án nhân dân chỉ được đưa một người ra xét xử với tư cách bị cáo nếu Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố người đó trước Tịa án nhân dân, nếu Viện kiểm sát khơng truy tố thì Tịa án nhân dân khơng được xét xử một người với tư cách là bị cáo trừ những người mà Tòa án nhân dân xét xử về những việc hình sự nhẹ”. Trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm

1988 thì khái niệm “bị cáo” được quy định tại điều 34 của bộ luật. Và hiện nay, khái niệm “bị cáo” được quy định tại tại khoản 1 Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự (2003): “Bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử”. Bị cáo tham gia tố tụng từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi bản án hoặc quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Như vậy, con đường hình thành thuật ngữ pháp luật “bị cáo” đã trải qua một thời gian dài, những quy định về địa vị pháp lí (tức những quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các mối quan hệ pháp luật) của bị cáo dần được hoàn thiện.Từ điển Tiếng Việt [59, tr.61] định nghĩa bị cáo là “người đã bị tòa án quyết định đưa ra xét

xử” tức xác lập từ định danh này theo quan điểm của Bộ luật Tố tụng hình sự (2003).

Danh xưng pháp luật “bị cáo” là phương tiện được Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và luật sư sử dụng phổ biến nhất để hô gọi đối tác giao tiếp bị cáo.

Ví dụ (31):

Chủ tọa: Bị cáonghe rõ chưa? Và từ nay phải từ bỏ đi nhé! Không được đi đánh người như thế nữa.Bị cáovề chỗ đi.(NLA3)

Đại diện Viện kiểm sát: Bị cáo nhận thức như thế nào về việc làm của mình?

Luật sư:Thứ nhất làbị cáocó th Trần Đức Tú thử Heroin ở trong lán không?(NLA8) Thuật ngữ pháp luật “bị cáo” được những NVGT nắm quyền lực tư pháp sử dụng vừa với tư cách một đại từ đối xưng lâm thời. Từ định danh này quy chiếu người tiếp nhận ở ngơi thứ hai khơng phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội... Hành động hô gọi thẳng thắn thân phận, địa vị của đối tác giao tiếp trong phiên tịa là “bị cáo” mang tính chất đe dọa thể diện công khai, xác lập khoảng cách xa giữa những NVGT nắm quyền lực tư pháp và người ở vị trí “bị cáo” . Những điều chỉnh thu hẹp khoảng cách giao tiếp hầu như khơng có, biểu hiện ở tỉ lệ sử dụng từ định danh “bị cáo” chiếm đến 85.4 % tổng số phương tiện hô gọi đối tác giao tiếp này.

Về mặt nhận thức pháp luật, khái niệm “bị cáo” không đồng nghĩa với khái niệm “chủ thể của tội phạm”, tức không đồng nghĩa với khái niệm “người có tội”. Một người chỉ trở thành người có tội nếu sau khi xét xử họ bị tòa án ra bản án kết tội và bản án đã có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, xét từ góc độ tâm lí - ngơn ngữ, khi hô gọi đối tác bằng cách chỉ rõ địa vị pháp lí của người đó cũng có nghĩa là người nói đang gây ra một áp lực đối với cho người nghe. Khi SP2 tiếp nhận một phương tiện hơ gọi từ SP1, SP2 có thể giải mã, nhận thức được khung quan hệ mà SP1 đã kéo mình vào. Chẳng hạn: SP2 được hô gọi là “cháu” được xác lập trong khung quan hệ quyền lực bất bình đẳng; “bạn” được xác lập trong khung quan hệ quyền lực bình đẳng giữa SP1 và SP2. Từ định danh “bị cáo” giữ trọn vẹn nét nghĩa “người đang bị

buộc tội và đang bị đưa ra xét xử”, được xác định trong khung quan hệ giữa bên

buộc tội và bên xét xử. Danh xưng “bị cáo” chỉ ra vị trí, chỗ đứng của SP2 trải dài suốt cuộc giao tiếp, buộc SP2 phải có hành vi ứng xử lời nói sao cho phù hợp với vị trí giao tiếp đó. Dù muốn hay khơng thì SP1 trong cặp tương tác này cũng đã gây ra một áp lực tâm lí cho SP2. Tính chất đối lập về quyền lực giữa các bên tham gia phiên tòa tiềm tàng ngay trong nhận thức về thể chế của mỗi NVGT.

- Kết hợp “danh xưng pháp luật + họ tên/ tên” hoặc “họ tên/tên”

NVGT có quyền lực cao còn gọi người được đưa ra xét xử bằng kết hợp “danh

xưng pháp luật + họ tên/ tên” (tỉ lệ 6.7% tổng số PTTN hô gọi bị cáo) hoặc “họ tên/tên” (tỉ lệ 5.0 % tổng số PTTN hô gọi bị cáo).

Ví dụ (32):

Đại diện Viện kiểm sát: Bị cáo Tú,lời khai của bị cáo Tútại phiên tịa hơm nay cịn giữ ngun không?

Chủ tọa: Sơnđứng dậy,ngồi.

Khi SP1 gọi SP2 bằng tên thì có hai khả năng xảy ra: 1) SP2 có quan hệ thân mật, gần gũi với SP1; hoặc 2) SP1 có vị thế cao hơn SP2. Họ tên/tên gắn trực tiếp với mỗi công dân, giúp phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Khi SP2 được hô gọi bằng kết hợp “danh xưng pháp luật + họ tên/ tên” hoặc “họ tên/tên” thì tính chất đối lập về quyền lực giữa các NVGT có quyền lực tư pháp và các NVGT ở vị thế bị cáo biểu hiện trực tiếp hơn, rõ ràng hơn. SP2 được SP1 đưa vào trong tương tác một cách đích danh “trần trụi”, như một cá thể độc lập phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình, khơng bấu víu được vào bất kì một quan hệ xã hội nào dù là tuổi tác, giới tính hay nghề nghiệp... Áp lực quyền lực mà cách hơ gọi này gây ra tăng nặng hơn cách sử dụng từ định danh “bị cáo”, tính chất phá hủy thể diện dương tính đối với đối tác giao tiếp cũng mạnh hơn.

- Đại từ cộng gộp “mình”

Trong một số trường hợp, NVGT có quyền lực cao cịn sử dụng đại từ cộng gộp “mình” để hơ gọi đối tác giao tiếp. Trên tư liệu của chúng tôi, cách hô gọi này chủ yếu xuất hiện trong phát ngơn của NVGT hội thẩm nhân dân.

Ví dụ (33):

Hội thẩm nhân dân: (...) Mâu thuẫn chung nhiều cơng nhân chịu được, tại sao

mình lại làm như thế? Mà quyền của mình có quyền khiếu nại, tố cáo. Tại sao mình

lại làm như thế? Có hối hận khơng?

Hội thẩm nhân dân: (...) Bây giờmình là thanh niên thìmình phải có bản lĩnh, phải hiểu biết! Phải hiểu đó là cám dỗ.Mình phải có bản lĩnh, phải có tinh thần phân tích đúng sai, thế nào là đúng, thế nào là sai để không bao giờ mắc sai lầm. Những cám dỗ trong xã hội rất nhiều. Nếu bây giờ không chịu phân biệt đâu là đúng đâu là sai, đâu là nên làm, đâu là khơng nên làm, khơng có bản lĩnh của mình, cuối cùng cũng bằng khơng, đúng khơng?...

Người nói hơ gọi SP2 bằng đại từ cộng gộp “mình” như nói với chính bản thân, như những gì nói ra sau đó là nhận thức, suy nghĩ của cả người nói và người nghe. Từ đó có thể thấy vị thế của hội thẩm nhân dân vừa đại diện cho hệ thống tư pháp, nhưng cũng có đặt mình vào địa vị của bị cáo. Song những phát ngơn chứa đại từ “mình” khơng nhiều, vì sắc thái thân mật, gần gũi của đại từ này kéo gần khoảng cách xã hội giữa NVGT Hội đồng xét xử và bị cáo, tiềm tàng nguy cơ phá hủy khơng khí nghi thức của cuộc giao tiếp.

Trên thang độ quyền lực, phương tiện hô gọi biểu thị mức độ áp lực đối với đối tượng giao tiếp là bị cáo tăng tiến như sau:

mìnhhọ tên/tênbị cáobị cáo + họ tên/tên

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 76 - 79)