Nhóm Tuyên bố

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 129 - 131)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

h.Nhóm Tuyên bố

Nhóm Tun bố bao gồm các HĐNT cơng bố, tun bố, tun xử. Đích ngơn

trung của cả nhóm này là: SP1 thơng báo công khai những thông tin cần thiết, những phán quyết cuối cùng cho SP2 hoặc đông đảo công chúng. Dấu hiệu ngơn hành của

các HĐNT trong nhóm được tường minh bằng chính các động từ ngơn hành nhưcơng bố, tuyên bố, tuyên, xửtrong các cấu trúc phát ngôn dạng:

Chủ thể phát ngơn(có thể lược bỏ do ngữ cảnh đã xác định)+ động từ ngôn hành + đối tượng tiếp nhận hành động + bổ ngữ chỉ nội dung đi kèm

Thơng thường, các NVGT có quyền lực tư pháp thực hiện HĐNT công bố, đọc

trước cơng chúng những văn bản pháp lí, những tài liệu dạng viết để hỗ trợ cơng tác xét xử, đảm bảo tính pháp lí cho phiên tịa. Chẳng hạn: Đối với chủ tọa, khi phiên tịa bắt đầu phải cơng bố Quyết định đưa vụ án ra xét xử; trong khi xét xử có thể cơng bố tồn văn hoặc cơng bố những bút lục ghi chép lời khai tại cơ quan điều tra của bị cáo và những người liên quan; khi phiên tịa kết thúc, phải cơng bố bản án. Đối với đại diện Viện kiểm sát phải công bố bản cáo trạng, bản luận tội đối với bị cáo. Đối với luật sư, phải công bố bản luận cứ bào chữa... HĐNTcơng bố đóng vai trị quan trọng nhằm đảm bảo thủ tục tiến hành tố tụng đúng với quy phạm pháp luật.

Ví dụ (58):

Chủ tọa: Bị cáo nghe tịa cơng bố Quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Trong quá trình xét xử, theo diễn biến của mỗi giai đoạn, chủ tọa thực hiện HĐNTtuyên bốđể định hướng chủ đề chung cho những người tham gia tố tụng.

Ví dụ (59):

Chủ tọa: Tịa tun bố kết thúc phần xét hỏi ở đây, chuyển sang phần tranh luận.

HĐNTtuyên xử chỉ xuất hiện trong phát ngôn của Hội đồng xét xử vào giai đoạn Tuyên án. SP1 dùng lời nói khép SP2 vào tội danh theo khung hình phạt mà pháp luật đã quy định. HĐNT tuyên xử này trực tiếp tác động đến chính bị cáo và gián tiếp tác động đến những đối tượng liên quan và có hiệu lực thay đổi thế giới hiện thực ngay khi hành động đó được thực hiện bằng ngơn từ.

Ví dụ (60):

Chủ tọa: Tịa tuyên bị cáo Duy phạt tám tháng tù, thử thách là sáu tháng; bị cáo Thanh Sơn tám tháng tù, thử thách là mười ba tháng mười bốn ngày; bị cáo Đức Trung mười sáu tháng tù, thời hạn thử thách là mười hai tháng.

Sự xuất hiện ổn định của những nhóm HĐNT được xem xét ở trên trong giao tiếp pháp đình tạo nên tính quy thức, lập khn trong những phát ngôn của NVGT nắm quyền lực tư pháp. Chúng chính là những cơng cụ đắc lực để Hội đồng xét xử truy tìm, khai thác và xử lí thơng tin tồn diện (người, vật, việc) xung quanh vụ án; đồng thời điều hành, kiểm sốt tiến trình xét xử một cách hiệu quả, hợp lí.

4.1.2.2. Nhóm HĐNT đánh dấu quyền lực thấp

Số lượng những HĐNT đánh dấu quyền lực thấp không nhiều và được chúng tơi quy thành 5 nhóm cũng dựa vào sự gần gũi về chức năng và ngữ nghĩa, cụ thể như sau:

Bảng 4.6. Phân loại HĐNT đánh dấu quyền lực thấp trong giao tiếp pháp đình

STT Nhóm HĐNT Hành động ngơn từ

1 Nhóm Khai báo khai, tố cáo

2 Nhóm Xác nhận khẳng định, phủ định, bác bỏ

3 Nhóm Thanh minh/ chối cãi thanh minh, chối cãi

4 Nhóm Thỉnh cầu yêu cầu, đề nghị, xin, xin phép, hỏi

5 Nhóm Biểu cảm cảm ơn, xin lỗi, bày tỏ

Trong 5 nhóm trên, các HĐNT thuộc nhóm Khai báo, nhóm Xác nhận và nhóm Thanh minh xuất hiện với tần số vượt trội các nhóm khác. Do đó, trong phạm vi luận án, chúng tơi chỉ tìm hiểu ba nhóm này.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 129 - 131)