c. Bất bình đẳng về vai trò của người làm chứng
1.3.1.2. Phân loại hành động ngôn từ
Số lượng HĐNT trong giao tiếp hàng ngày vô cùng phong phú nên vấn đề phân loại HĐNT sớm thu hút sự chú ý của ngôn ngữ học phương Tây.
Dựa vào ý nghĩa của cácđộng từ ngôn hành(động từ ngữ vi), Austin phân loại 5 phạm trù: Phán xử (verditifs), hành xử (exercitifs), cam kết (commissifs), trình bày (expositifs) và ứng xử (behabitives). Đi theo hướng này, nhà ngôn ngữ học Anna Wierbicka (1987) quy 270 động từ ngôn hành tiếng Anh thành 37 nhóm (dẫn theo [10, tr.122 - 123]) sau:
Bảng 1.2. 37 nhóm hành động ngơn từ theo cách phân loại của Wierbicka (1987)
STT Nhóm hành động ngơn từ STT Nhóm hành động ngơn từ
1 Nhóm ra lệnh (Order) 20 Nhóm than phiền (Complain) 2 Nhóm cầu xin (Ask 1) 21 Nhóm cảm thán (Exclaim) 3 Nhóm hỏi (Ask 2) 22 Nhóm đốn định (Guess) 4 Nhóm mời gọi (Call) 23 Nhóm gợi ý (Hint)
5 Nhóm cấm (Forbid) 24 Nhóm kết luận (Conclude) 6 Nhóm cho phép (Permit) 25 Nhóm kể (Tell)
7 Nhóm biện luận (Argue) 26 Nhóm thơng tin (Inform) 8 Nhóm trách mắng (Reprimand) 27 Nhóm tóm tắt (Sum up) 9 Nhóm giễu (Mock) 28 Nhóm chấp nhận (Admit) 10 Nhóm phê phán (Blame) 29 Nhóm xác tín (Assert) 11 Nhóm buộc tội (Accuse) 30 Nhóm củng cố (Confirm) 12 Nhóm cơng kích (Attack) 31 Nhóm nhấn mạnh (Stress) 13 Nhóm cảnh báo (Warn) 32 Nhóm tuyên bố (Declare) 14 Nhóm khuyến cáo (Advise) 33 Nhóm rửa tội (Baptize) 15 Nhóm cho tặng (Offer) 34 Nhóm ghi chú (Remark) 16 Nhóm khen ngợi (Praise) 35 Nhóm trả lời (Answer) 17 Nhóm hứa hẹn (Promise) 36 Nhóm thảo luận (Discuss) 18 Nhóm cám ơn (Thank) 37 Nhóm trị chuyện (Talk) 19 Nhóm tha thứ (Forgive)
Searle đã chỉ ra hạn chế lớn trong cách phân loại HĐNT của Austin, đó là khơng phải HĐNT nào cũng có động từ ngơn hành tương ứng và nhiều động từ ngôn hành khác nhau có thể cùng biểu thị cùng một HĐNT. Cho nên, cách phân loại này có thể dẫn đến hiện tượng khơng chính xác, chồng lấn lên nhau giữa các HĐNT. Searle (1971, 1976) (dẫn theo [10, tr.122 - 123]) đưa ra hệ thống 12 tiêu chí phân loại dựa trên cơ sở khảo sát sự tương đồng và khác biệt giữa các HĐNT, trong đó 3 tiêu chí quan trọng nhất gồm đích ở lời, hướng khớp ghép từ ngữ và thực tại, trạng thái tâm lí của người nói. Kết quả là Searle đã phân lập được 5 nhóm/phạm trù HĐNT gồm tái
hiện (representatives), điều khiển (directives), cam kết (commisives), biểu cảm (expresives) và tuyên bố (declarations) với ba tiêu chí cơ bản theo như bảng tóm tắt sau:
Bảng 1.3. Đặc trưng của năm nhóm HĐNT theo cách phân loại của Searle
Kiểu
HĐNT thơng qua phát ngơnĐích ngơn trung Hướng khớp ghéptừ ngữ và thực tại Trạng tháitâm lí
Tái hiện S miêu tả một sự tình Làm từ ngữ khớp
với thực tại S tin là X Điều khiển S đặt người nghe vào trách nhiệm
thực hiện hành vi nào đó trong tương lai Làm thực tại khớpvới từ ngữ S muốn X Biểu cảm S bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp
thực tại Làm từ ngữ khớpvới thực tại S cảm thấy X Tuyên bố S đem lại sự thay đổi nào đó trong
thực tại Từ ngữ làm thayđổi thực tại S gây ra X Cam kết S tự đặt mình vào trách nhiệm phải thực
hiện một hành động trong tương lai Làm thực tại khớpvới từ ngữ S định X (Kí hiệu:S - người nói; X - tình huống)
Luận án tiếp thu cách phân loại HĐNT thành 5 phạm trù chính dựa vào các hành động ở lời của Searle. Đồng thời cách phân loại các HĐNT dựa vào tính chất gần gũi về ngữ nghĩa trong nội bộ nhóm và giữa các nhóm của Wierbicka (1987) cũng cung cấp những gợi ý đáng chú ý cho việc gọi tên các HĐNT trong giao tiếp.