Hành động ngôn từ hỏi yêu cầu bổ sung thơng tin

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 139 - 141)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

4.2.2.2.Hành động ngôn từ hỏi yêu cầu bổ sung thơng tin

c. Nhóm Thanh minh/chối cã

4.2.2.2.Hành động ngôn từ hỏi yêu cầu bổ sung thơng tin

Nhóm HĐNT hỏi - u cầu bổ sung thơng tin chiếm tỉ lệ khiêm nhường hơn các nhóm HĐNT hỏi khác: 344/2549 HĐNT (9.5%) bởi điều kiện xuất hiện của HĐNT này phụ thuộc chặt chẽ vào HĐNT hỏi - yêu cầu cung cấp thông tin. Chỉ khi thông tin mà SP2 cung cấp trước đó chưa làm sáng tỏ được “cái chưa rõ” mà SP1 chờ đợi thì SP1 mới thực hiện HĐNT hỏi để yêu cầu bổ sung thơng tin. Mức độ địi hỏi thơng tin chi tiết, cụ thể đến đâu do chủ thể đặt câu hỏi quyết định.

Phương tiện cú pháp của HĐNT hỏi - yêu cầu bổ sung thông tin khá đa dạng: PNH chứa từ nghi vấn đòi hỏi thơng tin mở, PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin đóng khung theo định hướng, PNH lựa chọn, PNH sử dụng ngữ điệu. Khả năng biểu thị quyền lực của nhóm HĐNT này được quyết định bởi hai tính chất của PNH: 1) Xu hướng địi hỏi thơng tin theo chiều hướng “đóng khép” và 2) Xu hướng chủ động dẫn dắt thơng tin của Hội đồng xét xử.

Trước hết,xu hướng địi hỏi thơng tin theo chiều hướng “đóng khép” biểu hiện ở dạng PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin đóng khung theo định hướng - PNH nửa mở - chiếm ưu thế trong 344 HĐNT hỏi - yêu cầu bổ sung thông tin: 204/344 HĐNT, trong khi PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin mở chỉ chiếm một số lượng khiêm tốn: 29/344 HĐNT. Dạng PNH sử dụng ngữ điệu chiếm 15/344 HĐNT về cơ bản cũng có giá trị như là PNH sử dụng từ nghi vấn đòi hỏi thơng tin đóng khung theo định hướng, nhưng được xác định trong ngữ cảnh, chẳng hạn PNH “Áo khoác?” được hiểu là “Áo khốc có đặc điểm gì?” (xem thêm ví dụ (18)). Dạng PNH lựa chọn thông tinA

hoặc/hay Bbắt đầu chiếm vị thế đáng kể (96/2549 HĐNT). Với dạng PNH lựa chọn, thậm chí khung thơng tin cịn bị thu hẹp hơn: SP2 bị giới hạn thông tin trả lời, buộc phải lựa chọn một trong số những thông tin mà SP1 đã khoanh vùng, khơng cịn được tự do đưa ra thơng tin theo chủ đích cá nhân của mình. Xu hướng địi hỏi thơng tin hồi đáp theo hướng “khép dần” xuất hiện khá rõ thông qua sự vận động của những cấu trúc hiện thực hóa HĐNT hỏi - u cầu bổ sung thơng tin:PNH mở(PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin mở)  PNH nửa mở (PNH chứa từ nghi vấn địi hỏi thơng tin đóng khung theo định hướng)  PNH nửa đóng (PNH lựa chọn). Hướng vận động này hỗ trợ tốt cho Hội đồng xét xử kiểm sốt thơng tin, chủ động trong tương tác.

Song song với xu hướng địi hỏi thơng tin “đóng khép” là xu hướng chủ động dẫn dắt thơng tin. Xu hướng này chỉ phát lộ khi có sự phối hợp giữa HĐNT hỏi - yêu

cầu thông tin và HĐNT hỏi - bổ sung thông tin theo những chiến lược mà Hội đồng xét xử hoạch định trên cơ sở hồ sơ vụ án kết hợp với việc xem xét đặc điểm của đối tác giao tiếp trong ngữ huống cụ thể, chẳng hạn: chiến lược hỏi - tiền dẫn nhập kết tội trực tiếp, chiến lược hỏi lặp nhằm tăng cấp áp lực quyền lực, chiến lược hỏi “tạm tha để bắt thật”, chiến lược hỏi “bẫy”, chiến lược hỏi truy vấn thơng tin. Trong ví dụ (63), Hội đồng xét xử thể hiện vai trị chủ động dẫn dắt thơng tin theo chiến lược hỏi truy vấn thơng tin.

Ví dụ (63):

Chủ tọa: Hơm đó bị cáo mặc quần áo gì?(Q1) Bị cáo:Bị cáo mặc áo màu xanh đen. (A1)

Chủ tọa: Bị cáo mặc áo màu xanh đen, áo khoác hay là áo sơ mi?(Q2) Bị cáo:Áo khoác. (A2)

Hội đồng xét xử bắt đầu bằng một HĐNT hỏi - yêu cầu thông tin mở (Q1) nhằm thăm dò đối tác, buộc đối tác hé lộ những thơng tin liên quan; sau đó chọn một thơng tin trọng tâm trong phát ngôn hồi đáp A1 vừa nhận được (thông tin “áo màu xanh đen”) và tiếp tục thực hiện HĐNT hỏi - bổ sung thông tin (Q2 yêu cầu làm rõ “áo khoác hay là

áo sơ mi?”) nhằm truy vấn sâu hơn cho đến khi thu đủ thông tin cần thiết. Sự phối hợp

hai loại HĐNT này tạo nên một chùm HĐNT hỏi cấu trúc“hình chóp nón”có hiệu lực thẩm vấn cao: vừa giúp SP1 hiểu thấu đáo tồn bộ khía cạnh của vấn đề; vừa tạo sức ép đối với SP2 khi SP2 ở trong tình thế bị động, phải bổ sung thơng tin sao cho logic với thơng tin mình đã cung cấp, phù hợp với những thông tin mà SP1 đã có. Như vậy, khi SP1 buộc SP2 đi theo sự định hướng, dẫn dắt trong chuỗi HĐNT hỏi của mình cũng có nghĩa là SP1 đang thực thi quyền lực tư pháp trong giao tiếp.

HĐNT hỏi - yêu cầu cung cấp thông tin và HĐNT hỏi - yêu cầu bổ sung thơng tin đều nhằm mục đích khai thác thơng tin. Áp lực quyền lực mà Hội đồng xét xử tạo được với đối tác giao tiếp được khẳng định khơng chỉ ở tính chất đóng khung, hạn định phạm vi thông tin mà đối tác phải cung cấp, mà cịn ở tính chất chủ động dẫn dắt thơng tin thơng qua kĩ thuật phối hợp hai loại HĐNT hỏi nói trên.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 139 - 141)