Vấn đề sử dụng phương tiện từ ngữ xưng hô và việc xây dựng chuẩn văn hóa pháp quyền

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 93 - 94)

c. Phương tiện từ ngữ hô gọi đại diện Viện kiểm sát, luật sư

3.1.4.2. Vấn đề sử dụng phương tiện từ ngữ xưng hô và việc xây dựng chuẩn văn hóa pháp quyền

văn hóa pháp quyền

Xét trong q trình phát triển xã hội, hoạt động xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ bị chi phối bởi hệ tư tưởng của thời đại, tư tưởng của các giai tầng xã hội cùng với truyền thống đạo đức văn hóa của dân tộc. Trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, cấu trúc của gia đình được xem như là hình mẫu tối giản để xây dựng xã hội lí tưởng; quan hệ giữa các thành viên trong một gia đình người Việt được phân định rất tỉ mỉ, mỗi thành viên đều có một vị trí trong quan hệ tơn ti đó. Cách xưng hơ theo vai đã cung cấp những mã đạo đức cho cách ứng xử cá nhân trong quan hệ ngồi phạm vi gia đình, đảm bảo sự vững chắc cho các thể chế xã hội. Theo đó, cái tơi cá nhân người Việt khơng phải cái tơi - độc lập mà là cái tôi - quan hệ, tuân thủ theo từng kiểu quan hệ cụ thể, theo một số tiêu chuẩn chế định như địa vị xã hội, khoảng cách xã hội, giới tính, quan hệ dịng tộc, quan hệ bạn bè... đặc biệt quan trọng nhất là tuổi tác. Về cơ bản, trong giao tiếp pháp đình hiện nay vừa có sự kết hợp giữa những từ ngữ xưng gọi theo quan hệ gia đình; vừa có sự kết hợp giữa những từ ngữ xưng gọi theo quan hệ tư pháp; vừa có sự kết hợp đan xen từ ngữ xưng gọi ở cả hai phía quan hệ này. Hệ thống từ ngữ xưng hơ trong gia đình được chuyển sang sử dụng trong giao tiếp nghi thức với những mức độ khác nhau - tùy vào nhận thức và khả năng sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của các chủ thể giao tiếp trong xã hội. Mặc dù cách xưng hô cho những người tham gia tố tụng đã được Hội đồng xét xử hướng dẫn ngay khi bắt đầu giao tiếp, song trên thực tế vẫn tồn tại một số hiện tượng lệch “chuẩn” giao tiếp hành chính như sau:

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)