II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1
22. Tuyên bố + Thay mặt Hội đồng xét xử, tôi tuyên bố bế mạc phiên tòa.(NLA11)
tịa.(NLA11)
Bảng 4.3 cho thấy hệ thống động từ ngơn hành trong giao tiếp pháp đình khá phong phú với 22 động từ. Những động từ ngơn hành đó hoặc cần có thêm một bổ ngữ chỉ nội dung mệnh đề để tạo thành phát ngôn ngôn hành như đề nghị, lưu ý, u cầu, cơng bố, tun bố...; hoặc có thể đứng độc lập khơng cần có bổ ngữ chỉ nội dung mệnh
đề như xin lỗi, cảm ơn... Điều này cho thấy tính minh bạch, cơng khai cũng như tính
nghi thức trang trọng trong giao tiếp giữa các chủ thể giao tiếp biểu hiện rõ nét. Đặt trong phát ngôn ngôn hành của các NVGT nắm những mức độ quyền lực khác nhau, các động từ nằm trong ba kiểu loại: Loại chỉ xuất hiện trong phát ngôn của P1 và P2 (tuyên bố, cơng bố, buộc, cho phép, giải thích, đánh giá, kết luận, khẳng định, quyết
định, thông báo, giới thiệu, giao, mời, lưu ý); loại chỉ xuất hiện trong phát ngôn của
NP (xin lỗi) và loại xuất hiện cả trong phát ngôn của P1, P2 và NP (xin phép, yêu cầu,
cảm ơn, xin, hỏi). Trong tổng thể số lượng động từ ngôn hành, P1 và P2 sử dụng 20/22
động từ còn NP sử dụng 7/22 động từ. Số lượng động từ ngôn hành trong phát ngôn tỉ lệ thuận với mức độ quyền lực mà NVGT nắm giữ. Chủ thể của phát ngôn không nhân danh cá nhân mình mà nhân danh cơ quan tư pháp, đại diện cho Nhà nước nên cho dù chủ thể phát ở dạng đại từ nhân xưng “tôi” hoặc danh xưng lâm thời “tòa”, “Hội đồng
xét xử”, “đại diện Viện kiểm sát”, “luật sư bào chữa”... thì vẫn được xác định là ngơi
thứ nhất. Cũng có khi chủ thể phát ngơn được tỉnh lược vì ý nghĩa ngơn hành đã rõ ràng, minh bạch trong ngữ cảnh. Như vậy, chính động từ ngơn hành và những phát
ngôn ngôn hành với bản chất điều khiển rõ nét đã mang đến màu sắc uy quyền cho những phát ngơn của NVGT có quyền lực cao.
Điểm thứ ba có thể nhận thấy từ bảng thống kê 4.1 trên đây là số lượng các HĐNT mà P1, P2 và NP sử dụng có độ chênh lệch đáng kể. P1 và P2 sử dụng 39 loại HĐNT; trong khi NP sử dụng 20 loại HĐNT. Có thể thấy những NVGT nắm quyền lực tư pháp chiếm ưu thế hoàn tồn xét ở tính chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn các loại HĐNT. Đồng thời, mật độ xuất hiện của các HĐNT trong phạm vi giao tiếp pháp đình cho thấy sự biến thiên đi từ cực này đến cực khác, từ“khơng” đến “có.
Cụ thể: 1) Có những HĐNT chỉ xuất hiện xuất hiện trong phát ngôn của P1, không xuất hiện trong phát ngơn của P2 và NP; 2) Có những HĐNT chỉ xuất hiện trong phát ngôn của P1 và P2, không xuất hiện trong phát ngôn của NP; 3) Có những HĐNT chỉ xuất hiện xuất hiện trong phát ngơn của P2 và NP, khơng xuất hiện trong phát ngơn của P1; 4) Có những HĐNT khơng xuất hiện trong phát ngôn của P1 và P2, chỉ xuất hiện trong phát ngơn của NP và 5) Có HĐNT xuất hiện trong tất cả phát ngơn của P1, P2 và NP. Những nhóm HĐNT đặc thù theo vị thế quyền lực của NVGT được lọc ra trong bảng 4.4 dưới đây.
Bảng 4.4. Nhóm HĐNT đặc thù theo vị thế quyền lực của NVGT
P1 P2 NP P1 P2 NP P1 P2 NP P1 P2 NP P1 P2 NP + - - + + - + + + - + + - - + 1. Tuyên xử 2. Cam kết 3. Mời 4. Giao 5. Phổ biến 6. Điểm danh 1. Bác bỏ 2. Giải thích 3. Kết luận 4. Quyết định 5. Buộc 6. Cấm 7. Cho phép 8. Hướng dẫn 9. Khuyên răn 10. Nhắc nhở 11. Trách mắng 12. Mỉa 13. Công bố 14. Tuyên bố 1. Bình luận 2. Chứng minh 3. Đánh giá 4. Khẳng định 5. Phủ định 6. Nêu ý kiến 7. Thông báo 8. Trần thuật 9. Giới thiệu 10. Đề nghị 11. Hỏi 12. Yêu cầu 13. Bày tỏ 1. Thỉnh cầu 2. Xin 3. Xin phép 4. Bày tỏ 1. Khai 2. Chối cãi 3. Tố cáo 4. Thanh minh 5. Hứa 6. Xin lỗi Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5
P rất cao P cao P trung tính P thấp P rất thấp
Kết quả trong bảng 4.4 cho thấy: Một số HĐNT có phạm vi hành chức hạn chế hoặc chỉ xuất hiện trong phát ngôn của NVGT ở một vị thế quyền lực đặc thù. Sự có mặt của nó ở địa hạt khác có thể sẽ gây ra những tác động đến tương quan quyền lực giữa các NVGT, làm tổn hại đến tính nghi thức, tơn nghiêm, trang trọng của giao tiếp pháp đình. Điều đó cũng có nghĩa là HĐNT càng đặc thù bao nhiêu thì càng gắn với bản chất quyền lực của NVGT bấy nhiêu. Có thể xếp các nhóm HĐNT theo khả năng biểu thị quyền lực (P) trên thang độ sau: Nhóm 1 là những HĐNT biểu thị P rất cao, nhóm 2 biểu thị P cao, nhóm 3 biểu thị P trung bình, nhóm 4 biểu thị P thấp và nhóm 5 biểu thị P rất thấp. Trong nhóm 3 - HĐNT biểu thị P trung bình - xuất hiện những HĐNT mà biên độ chênh lệch giữa nhóm NVGT P1, P2 và NVGT NP cao bất thường: Hỏi (P1 và P2 sử dụng 2818 HĐNT, NP sử dụng 9 HĐNT); yêu cầu (P1 và P2: 294 HĐNT, NP: 4 HĐNT); trần thuật (P1 và P2: 446 HĐNT, NP: 10 HĐNT); khẳng định (P1 và P2: 12 HĐNT, NP: 820 HĐNT); phủ định (P1 và P2: 43 HĐNT, NP: 410 HĐNT)... Số lượng cao bất thường của một số HĐNT, biên độ chênh lệch giữa số lượt sử dụng của P1, P2 và NP trong nhóm 3 cũng có giá trị biểu thị vị thế quyền lực đặc thù của chủ thể giao tiếp trong tương tác.
4.1.2. Phân loại các nhóm hành động ngôn từ đánh dấu mức độ quyền lực
Các HĐNT xuất hiện với số lượng cao bất thường hoặc chỉ xuất hiện trong tương tác một chiều (chiều NVGT quyền lực cao đến NVGT quyền lực thấp hoặc ngược lại) chính là khu vực khảo sát rõ nhất tác động quyền lực trong việc lựa chọn HĐNT. Các HĐNT này cho thấy bản chất hay “bản sắc” của những quan hệ bất bình đẳng về quyền lực. Chúng tơi gọi đó là “các HĐNT được đánh dấu”. Ngược lại, các HĐNT khơng có tính loại biệt, đặc trưng cho tương quan quyền lực nào được gọi là “các HĐNT không được đánh dấu”. Với loại HĐNT không được đánh dấu này cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố trong và ngoài ngơn ngữ khác mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng được. Trong phạm vi luận án, chúng tôi nhận diện, miêu tả và phân loại nhữngHĐNT được đánh dấu điển hình, có giá trị xác lập vị thế quyền lực cao hay vị thế quyền lực thấp cho NVGT trong tương tác.
Nhìn từ quan điểm của lí thuyết hành động ngôn từ, những HĐNT được đánh dấu này đều thuộc năm phạm trù HĐNT (tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm,
tuyên bố) theo cách phân loại của Searle. Tuy nhiên, qua khảo sát và phân tích ngữ liệu, chúng tơi nhận thấy có thể tiếp tục phân chia các HĐNT này thành những tiểu nhóm khác nhau dựa vào tính chất gần gũi về chức năng và ngữ nghĩa, từ đó những đặc trưng bản chất trong mối quan hệ giữa các HĐNT và quyền lực được xem xét rõ ràng hơn. Nguyên tắc đặt tên nhóm như sau: 1) Lấy tên một HĐNT bao qt được đích ngơn trung của cả nhóm; hoặc 2) Lấy tên một HĐNT điển hình cho nhóm để gọi tên cả nhóm.
4.1.2.1. Nhóm hành động ngơn từ đánh dấu quyền lực cao
Các HĐNT đánh dấu quyền lực cao gồm 11 nhóm như bảng 4.5 sau đây: Bảng 4.5. Phân loại HĐNT đánh dấu quyền lực cao trong giao tiếp pháp đình
STT Nhóm HĐNT Hành động ngơn từ
1. Nhóm Xưng gọi điểm danh, giới thiệu
2. Nhóm Hỏi hỏi
3. Nhóm Thơng tin trần thuật, thơng báo, phổ biến, giải thích, hướng dẫn
4. Nhóm Bình xét bình luận, chứng minh, đánh giá, kết luận, quyết định, bác bỏ
5. Nhóm Yêu cầu yêu cầu, đề nghị, mời, giao
6. Nhóm Bắt buộc buộc
7. Nhóm Cấm đốn nhắc nhở, cảnh báo, cấm
8. Nhóm Cho phép cho, cho phép
9. Nhóm Khuyên răn khuyên răn
10. Nhóm Tun bố cơng bố, tun bố, tun xử
11. Nhóm Biểu cảm bày tỏ, mỉa, mắng
Trong số 11 nhóm HĐNT trong bảng phân loại trên, nhóm Xưng gọi (với HĐNT điểm danh, hô gọi) đã được đề cập đến trong chương 2 nên khơng được nhắc lại trong phần này. Nhóm Biểu cảm (với các HĐNT bày tỏ, mỉa, mắng) khơng phải nhóm đặc
trưng cho giao tiếp hành chính nói chung, bởi tính chất của giao tiếp hành chính là tính nghi thức, trang trọng, do đó, chúng tơi khơng khai thác nhóm này. Nhóm Hỏi được chúng tơi tách riêng xem xét ở phần sau bởi HĐNT này có tần số xuất hiện vượt trội các HĐNT khác, đồng thời cũng là HĐNT bắt buộc những người tiến hành tố tụng phải thực hiện nhằm đảm bảo tính pháp lí của phiên tịa. Dưới đây luận án xem xét 8 nhóm HĐNT mang tính chất đặc trưng, loại biệt có vai trị quan trọng trong việc xác lập, duy trì, thực thi quan hệ quyền lực, góp phần làm nên “bản sắc” quyền lực trong phát ngôn của Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và luật sư.