Hành động ngôn từ và thể diện

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 35 - 38)

c. Bất bình đẳng về vai trò của người làm chứng

1.3.1.3. Hành động ngôn từ và thể diện

Trong giao tiếp, hình ảnh hoặc ấn tượng tích cực của bản thân mà mỗi người chỉ ra hoặc dự định chỉ ra trước những người tham gia giao tiếp được gọi làthể diện

(face). Xây dựng mơ hình của mình trên cơ sở lí thuyết về xã hội học của Goffman, P. Brown và S. Levinson (1978; 1987) (dẫn theo [41]) đã phát triển khái niệm “thể diện” như là sự tổng hoà của hai loại mong muốn:

1) Mong muốn được tôn trọng (mong muốn thể diện âm tính/ tiêu cực - face want nagative) tức là “mong muốn của mọi thành viên trưởng thành và có năng lực

hiểu biết rằng hành động của mình khơng bị người khác ép buộc” hay mong muốn

được tôn trọng lãnh địa, sự riêng tư, quyền tự chủ, quyền tự do từ chối...;

2) Mong muốn thân hữu (mong muốn thể diện dương tính/ tích cực - positive face wants) tức là“mong muốn của những thành viên rằng những mong muốn của

mình đồng thời cũng là mong muốn của một số người khác”, hay mong muốn hình ảnh

cái tơi của mình được người khác xác nhận, bênh vực, chia sẻ.

Mọi hành động ngôn từ trong giao tiếp đều được cho rằng có tiềm năng đe dọa thể diện. Đe dọa càng lớn thì nỗ lực bù đắp càng cao và phát ngơn có giá trị lịch sự càng lớn. Brown & Levinson đưa ra cơng thức lí giải và tiên lượng sự lựa chọn của các tham thể trong hội thoại ở những cảnh huống cụ thể như sau:

WX = P(H, S) + D(S, H)+ RX

Công thức này được hiểu: WX(Weighting of a face threatening act) là mức độ đe doạ thể diện mà hành động nói của người nói đe doạ thể diện của các nhân vật hội thoại. Mức độ đe doạ này tuỳ thuộc vào ba yếu tố: 1) quyền uy (power - P) so sánh giữa người nói và người nghe; 2) mức độ thân - sơ (distance - D) giữa người nói và người nghe và 3) mức độ áp đặt của hành động nói (ranking of imposition - R) trong nền văn hóa của cả người nói và người nghe. Nếu khoảng cách giữa người nói và người nghe càng lớn, người nghe càng có nhiều quyền uy đối với người nói. Như vậy, hành động ngôn từ liên quan chặt chẽ đến quan hệ vị thế giữa các NVGT, tức quyền lực trong giao tiếp.

P. Brown và S. Levinson (dẫn theo [73, tr.14]) đưa ra bốn định hướng cho việc phân loại các HĐNT có thể làmphương hại đến thể diện(face threatening act - FTA) gồm:

1) Các HĐNT có chiều hướng làm thương tổn thể diện hoặc tự do của người nghe (như các HĐNT khuyến lệnh, bắt ép, răn dạy, dọa nạt)

2) Các HĐNT có chiều hướng làm thương tổn đến uy tín, lịng tự trọng của người nghe (như các HĐNT phàn nàn, phê phán, phản đối)

3) Các HĐNT có chiều hướng làm phương hại đến thể diện và tự do của người nói (như các HĐNT tiếp nhận lời cảm ơn, miễn cưỡng hứa hẹn, chấp thuận yêu cầu)

4) Các HĐNT làm phương hại đến uy tín, thanh danh, lịng tự trọng của người nói (như các HĐNT xin lỗi, tiếp nhận lời khen, thú nhận)

Lí thuyết Brown & Levinson đã chỉ ra một nguyên tắc quan trọng chi phối việc xây dựng chiến lược giao tiếp của các NVGT. Trong mọi phạm vi giao tiếp, mỗi người tham gia giao tiếp đều phải tính tốn đến hiệu lực đe dọa hay tơn vinh thể diện đối tác

giao tiếp để chọn lựa và sử dụng phương tiện ngôn ngữ sao cho phù hợp với tính chất quan hệ quyền lực giữa các bên.

1.4. TIỂU KẾT

1) Khái niệm giao tiếp hành chính trong luận án được hiểu theo nghĩa rộng là giao tiếp trong các hoạt động tổ chức, quản lí, điều hành xã hội của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và các tổ chức, cơ quan khác. Giao tiếp pháp đình được quy về phạm vi giao tiếp hành chính. Đây là hình thức giao tiếp

đa thoại, trong đó quan hệ vai giao tiếp giữa những nhân vật giao tiếp mang tính chất bất bình đẳng, phi tương hỗ và đối lập về mục đích giao tiếp. Vị thế của các nhân vật giao tiếp trong giao tiếp pháp đình tương đối ổn định, song trong một số trường hợp nhất định nhân vật giao tiếp có thể tìm cách thương lượng vị thế để nâng tầm vị thế giao tiếp của mình.

2) Hiện tượng quyền lực trong ngơn ngữ pháp đình có thể được tiếp cận từ hai hướng: Một là để chỉ ra quan hệ quyền lực bất bình đẳng có ngun nhân từ vị thế xã hội của những cơng dân tham gia phiên tịa; hai là để chỉ ra vai trị ngơn ngữ với tư cách một công cụ thực thi quyền lực tư pháp, một công cụ làm việc trong các cơ quan pháp luật. Luận án đi theo hướng thứ hai: Nhận diện, miêu tả và lí giải các phương tiện ngôn ngữ dưới tác động chi phối, điều chỉnh của quan hệ quyền lực.

3) Luận án dựa vào những khái niệm lí thuyết nền tảng của ngữ dụng học về phương tiện từ ngữ xưng hơ, phương tiện từ vựng tình thái và phương tiện hành động ngơn từ để tìm hiểu cách thức các nhân vật giao tiếp lựa chọn, sử dụng phương tiện ngơn ngữ nhằm đảm bảo và thích ứng trước áp lực quyền lực trong giao tiếp pháp đình. Phương tiện ngôn ngữ ở cấp độ từ vựng và cấp độ phát ngôn được luận án xem xét cả ở khả năng biểu thị khung quan hệ quyền lực cố định, tương đối hiển minh theo luật định và khả năng biểu thị quan hệ quyền lực “mềm” phụ thuộc chiến lược ngữ dụng của mỗi nhân vật giao tiếp được xác định trong ngữ cảnh cụ thể.

Trên cơ sở phân định một cách tương đối như trên, chúng tôi tiến hành nhận diện, miêu tả và lí giải áp lực quyền lực đối với sự lựa chọn, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong phạm vi giao tiếp pháp đình tiếng Việt.

Chương 2

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)