Hành động ngôn từ hỏi xác nhận thông tin

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 144 - 146)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

c. Nhóm Thanh minh/chối cã

4.2.2.4. Hành động ngôn từ hỏi xác nhận thông tin

HĐNT hỏi - xác nhận thông tin chiếm số lượng cao vượt trội 870/2549 (34%) tổng số HĐNT hỏi được Hội đồng xét xử thực hiện trong phiên tòa. Nếu như những HĐNT hỏi - yêu cầu cung cấp thông tin, HĐNT hỏi - u cầu bổ sung thơng tin có chứa tiền giả định thừa nhận tính chân thực của mệnh đề được nêu trong PNH; thì những HĐNT hỏi - xác nhận thơng tin lại đi tìm sự xác định tính chân/ngụy, đúng/sai, khẳng định/ phủ định... của tồn bộ mệnh đề hoặc một bộ phận của mệnh đề nêu trong PNH. Chẳng hạn Hội đồng xét xử thông qua một bị cáo này xác minh những lời khai của bị cáo khác cùng liên quan đến vụ án (Bị cáo Duy, Hải khai như vậy có đúng

khơng?); xác nhận sự thực mà đối tượng giao tiếp mắt thấy tai nghe (Trước đó anh có nhìn thấy hành vi nào của ông Ninh cầm cốc bia đập vào đầu Trường khơng?); xác

nhận lời khai của chính bị cáo trước đó (Bị cáo có khai thế khơng?)... Tỉ lệ xuất hiện cao của HĐNT hỏi - xác nhận thông tin cho thấy đây là một công cụ hữu hiệu được Hội đồng xét xử ưa dùng và chức năng xác nhận thông tin công khai cũng là nhiệm vụ chủ yếu của Hội đồng xét xử. Để đưa ra những phán quyết cuối cùng về tội danh và mức án đối với bị cáo, Hội đồng xét xử bao giờ cũng kết hợp xem xét cả phần

“chứng”(chứng cứ) và phần“cung”(những lời khai của chính bị cáo trước tịa). Áp lực quyền lực trong những HĐNT hỏi - xác nhận thông tin của Hội đồng xét xử thể hiện ở hai yêu cầu bắt buộc đối với SP2: 1) Phải trả lời trong khung thơng tin đóng kín và 2) Cam kết cao về tính pháp lí của thơng tin xác nhận.

Hai dạng cấu trúc PNH chủ yếu thực hiện chức năng xác nhận thông tin gồm 758 PNH tổng quát và 112 PNH sử dụng ngữ điệu hỏi. PNH tổng quát và PNH sử dụng ngữ điệu đều đưa ra cái khung thơng tin hạn định “đóng kín” và người trả lời chỉ được lựa chọn trong cái khung thơng tin đó. Về bản chất, cũng có thể coi dạng PNH sử dụng ngữ điệu cũng là dạng tỉnh lược từ nghi vấn của PNH tổng quát.

Ví dụ (65):

Chủ tọa: Khơng có hành động gì. Có đặt xe khơng? (Q1)

Bị cáo: À cũng có ạ. Vì lấy xe đi, nếu th xe ơ tơ vợ biết là đi xa. Khơng muốn vợ biết thì đi đặt xe máy.

Chủ tọa: Đi đặt xe máy? (Q2)

Bị cáo:Lấy xe máy đi để ra nhà người quen để gửi.

PNH Q2 trong ví dụ trên hồn tồn có thể khơi phục từ nghi vấn cuối câu như à, hả, hử... để tạo thành PNH tổng quát. Với những phát ngôn hỏi này, người trả lời bị

giới hạn cả về nội dung thông tin hồi đáp và hình thức của phát ngơn hồi đáp: Chỉ sử dụng các từ có/khơng, đúng/sai, đã/chưa, rồi/chưa, nữa/thơi... hoặc một vài từ xác

nhận thông tin một cách ngắn gọn, khơng được trình bày thêm bất cứ thông tin nào khác. Nếu đối với loại HĐNT hỏi tìm kiếm thơng tin, SP2 ít nhiều tự do trong việc lựa chọn cách thức trả lời; đối với loại HĐNT hỏi - kiểm tra thông tin, SP2 bị buộc hồi đáp trong khung thơng tin đóng kín mà SP1 đưa ra nhưng thơng tin đó nhằm đảm bảo quyền lợi cho chính SP2; thì đối với loại HĐNT hỏi - xác nhận thông tin, SP2 tiếp tục phải hồi đáp trong khung thơng tin đóng kín mà khơng có gì đảm bảo được thơng tin xác nhận sẽ có lợi cho mình.

Trên thực tế, HĐNT hỏi - xác nhận thơng tin của Hội đồng xét xử có khả năng gây ra áp lực tâm lí lớn đối với đối tác giao tiếp, bởi lẽ người này phải chịu trách nhiệm cá nhân trong những lời xác nhận đúng/sai, khẳng định/phủ định... về nội dung thông tin mà Hội đồng xét xử đưa ra. Sự lựa chọn thông tin xác nhận của SP2 đồng nghĩa với một cam kết về sự thật, do đó tiềm tàng khả năng đưa SP2 vào “vùng nguy

hiểm”, tự xác nhận chứng cớ phạm tội của mình. HĐNT hỏi - xác nhận thơng tin cho

những mốc nội dung quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hướng nghị án. HĐNT này cũng thể hiện rõ nhất quyền lực của Hội đồng xét xử trong việc xác nhận thông tin, làm cơ sở đánh giá chứng cứ và đưa ra phán quyết cuối cùng về danh dự, phẩm giá, uy tín, tài sản và thậm chí cả mạng sống của các bị cáo.

Từ những phân tích trên đây, chúng tơi cho rằng áp lực quyền lực trong HĐNT hỏi của Hội đồng xét xử là một tác động tổng hợp của bốn yếu tố: 1) Sự cho phép của Hội đồng xét xử đối với mức độ tự do của đối tác giao tiếp trong lựa chọn thông tin hồi đáp (mở, nửa mở, nửa đóng, đóng); 2) Mức độ khai thác thông tin của Hội đồng xét xử (tiếp cận thông tin, dẫn dắt và truy vấn thông tin, xác định rõ thơng tin); 3) Tính chất pháp lí của thông tin mà SP2 buộc phải cung cấp (xác lập quyền hay nghĩa vụ); 4) Khả năng ảnh hưởng của thông tin mà SP2 cung cấp đến phán quyết cuối cùng của Hội đồng xét xử

(gián tiếp, trực tiếp). Tóm lược việc phân tích và đánh giá mức độ biểu thị quyền lực của các nhóm HĐNT hỏi phân loại theo chức năng ngữ dụng được trình bày trong bảng sau:

Bảng 4.11. Mức độ biểu thị quyền lực của các nhóm hành động ngơn từ hỏi phân loại theo chức năng ngữ dụng

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Mức độ tự do của đối tác giao tiếp trong lựa chọn thông tin hồi đáp

Mở - Nửa mở Nửa mở - Hơi đóng

Hơi đóng - Đóng

Đóng

Mức độ khai thác thơng tin của Hội đồng xét xử Tiếp cận thông tin Dẫn dắt và truy vấn thông tin Xác định rõ thơng tin Xác định rõ thơng tin Tính chất pháp lí của thơng tin xác nhận Thơng tin thơng thường Thơng tin thông thường Thông tin xác lập quyền công dân Thông tin xác lập quyền và nghĩa vụ

của công dân Khả năng ảnh hưởng đến

phán quyết cuối cùng của Hội đồng xét xử

Gián tiếp Gián tiếp Trực tiếp Trực tiếp

Mức độ biểu thị quyền lực (P)

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)