Nhóm Xác nhận

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 132 - 134)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

b.Nhóm Xác nhận

Nhóm Xác nhận gồm có các HĐNT khẳng định, phủ định, bác bỏ; có số lượng

1274 HĐNT trong phát ngơn của NVGT quyền lực thấp, chỉ đứng sau nhóm HĐNT Khai báo. Hiệu lực ngơn trung chung của cả nhóm là:SP2 xác nhận thông tin về người, sự vật, sự việc... mà SP1 đưa ra là đúng hoặc sai, có hoặc khơng.

Đại đa số BTNH biểu hiện HĐNT khẳng định, phủ định, bác bỏ chỉ gồm phần lõi là từ xác nhận có/đúng/khơng/rồi/chưa... kết hợp với chỉ dẫn ngữ dụng đứng đầu phát ngơn phía trướcdạ/vânghoặc/và phía sau yếu tố đánh dấu lịch sựạ:

Dạ/(vâng) vâng/có/ khơng/đúng/rồi/chưa... ạ!

Trong kết cấu hồi đáp thực hiện HĐNT khẳng định hoặc HĐNT phủ định trên, chỉ dẫn ngữ dụng đứng đầu phát ngơn phía trước dạ/vâng xuất hiện như những từ đệm mang tính chất "cửa miệng", cho thấy những NVGT quyền lực thấp cố gắng tỏ ra chăm chú lắng nghe, có xu hướng đồng thuận với yêu cầu của đối tác một cách kính trọng và đưa đẩy xác nhận để hội thoại được trôi chảy. Từdạ kết hợp với nội dung thơng tin xác nhận vâng/có/khơng/đúng/rồi/chưa... biểu hiện một hành động đáp ứng khi người khác chỉ định đến mình theo cách mềm mỏng, lễ phép. Từvâng mang chức năng kép nên có khi sử dụng như một chỉ dấu ý nghĩa ngữ dụng cho sự lễ phép của người nói, có khi biểu thị sự khẳng định, đồng thuận nghe theo điều người khác yêu cầu hoặc giải thích. Trong ví dụ (61) dưới đây, từvâng,dạ...khơngtrong lời nói của bị cáo trên vừa khẳng định/phủ định thông tin, vừa thể hiện thái độ hợp tác của bị cáo khi tiếp nhận lời nói của chủ tọa.

Ví dụ (61):

Chủ tọa: Đánh cảnh cáo, dọa dẫm? Bị cáo:Vâng.

Chủ tọa: Ngoài hành động dọa dẫm ra cịn điều kiện gì nữa khơng?

Bị cáo:Dạ... khơng

Theo quan sát thực tế, giữa phần chỉ dấu ngữ dụng dạ/vâng và phần lõi HĐNT xác nhậncó/đúng/khơng/rồi/chưa... có thể tồn tại một khoảng ngưng nhất định về thời gian, đồng thời bị chêm xen bởi những từ đệm à, ừm... khơng rõ nghĩa. Đó là những

khi NVGT bị áp lực tâm lí dẫn đến tình trạng q căng thẳng, lúng túng; hoặc cũng có khi thể hiện sự ngần ngại, do dự, có ý né tránh câu trả lời.

Đặc biệt, xét 410 BTNH thực hiện HĐNT phủ định của NVGT vị thế thấp, cấu trúc phủ định, mơ hồ hóa tình thái nhận thức “không X (X chỉ trạng thái nhận thức

hiện thực khách quan chủ động, sáng suốt)” xuất hiện với tỉ lệ ấn tượng. Ngữ liệu cho thấy bốn cấu trúc biểu thị chức năng này cụ thể như sau:

Bảng 4.8. Tỉ lệ cấu trúc mơ hồ hóa tình thái nhận thức

Cấu trúc phủ định Số lượng Tỉ lệ % tính trên tổng số

Không biết 100 52.1 %

Không nhớ 73 38.0 %

Không rõ 14 7.3 %

Không để ý 5 2.6 %

Tổng số 192 100%

Bốn cấu trúc được nêu trong bảng 4.8 đều làm cho thông tin hồi đáp của NVGT quyền lực thấp trở nên không xác định. Khi NVGT quyền lực thấp không thể không trả lời câu hỏi của NVGT quyền lực cao, nhưng cũng không muốn thừa nhận hay cung cấp những thông tin bất lợi cho mình, thì những dạng cấu trúc HĐNT phủ định này trở thành phương tiện tự vệ, giảm nhẹ trách nhiệm cho người nói. Bằng cách phủ định trạng thái nhận thức sáng suốt, tỉnh táo của mình, một mặt SP1 vẫn hoàn thành nghĩa vụ tham gia hội thoại; mặt khác kín đáo chặn hướng khai thác thông tin của SP2, kéo giãn khoảng cách trách nhiệm giữa bản thân mình và hành động đã xảy ra. Bốn cấu trúc trên giúp SP1 vừa giảm trách nhiệm cho mình, vừa gây “nhiễu” thơng tin cho SP2.

Ví dụ (62):

Chủ tọa: Cịn can xăng là can xăng gì?

Bị cáo: Bị cáokhơng nhớ. Đó là can nhựa trắng. (NLA9)

Trong ví dụ (62), bị cáo đã sử dụng BTNH thực hiện HĐNT phủ định “không

nhớ” để trả lời câu hỏi của chủ tọa về công cụ gây án, biểu thị bản thân cũng khơng

chắc chắn về cơng cụ gây án. Cách nói kiểu này khiến người nghe có cảm giác bị cáo khơng chủ động sử dụng can xăng để giết người, mà chỉ là sự vơ tình gây nên tội ác. Bị cáo cố tách biệt bản thân mình với vụ án, bảo vệ bản thân trước khả năng bị khai thác thơng tin để phục vụ cho mục đích xét xử.

Cũng cần lưu ý rằng HĐNT phủ định, mơ hồ hóa tình thái nhận thức được sử dụng với một con số ấn tượng, chiếm 46.8 % tổng số HĐNT phủ định mà NVGT quyền lực thấp đã thực hiện. Tuy nhiên, việc sử dụng những HĐNT này là con dao hai lưỡi đối với NVGT bị cáo, bởi lẽ: Nếu Hội đồng xét xử phát hiện thấy bị cáo cố tình sử dụng HĐNT này nhiều bất thường thì bị cáo sẽ bị đánh giá, khiển trách về mức độ thành khẩn và rơi vào thế bất lợi hơn.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 132 - 134)