Cấu trúc tương tác pháp đình

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 39 - 41)

QUYỀN LỰC TRONG TƯƠNG TÁCPHÁP ĐÌNHTIẾNG VIỆT

2.1.1.2.Cấu trúc tương tác pháp đình

Dựa trên ngữ liệu ngôn ngữ tương tác lớp học, những nhà phân tích diễn ngơn thuộc trường phái Birmingham (Anh) như Sinclair và Coulthard (1975, 1977), Stubbs (1983)... đã phát hiện ra cấu trúc tương tác gồm năm bậc, trong đó cấp độ bậc dưới cấu thành nên cấp độ bậc trên (dẫn theo [10, tr.298]) như sau: 1) Bậc 1: Cuộc tương tác

(interaction): một tiết học; Bậc 2: Phiên giao dịch (transaction): những vấn đề cụ thể trong tiết học gồm nhiều vấn đề; Bậc 3: Cặp trao đáp (exchange): đơn vị được hình thành từ hai vận động: trao lời và đáp lời của giáo viên và học sinh nằm trong phiên giao dịch; Bậc 4: Bước thoại (move): một đơn vị liên hành động trong diễn ngơn, có thể trùng với một lượt lời (turn - taking) và có thể gồm nhiều hơn một hành động nói;

Bậc 5:Hành động ngơn từ(speech act): đơn vị cơ sở nhỏ nhất của cuộc tương tác. Theo Sinclair và Coulthard, “exchange” chỉ một chùm trao đáp phổ biến gồm ba bước thoại (move) theo thứ tự lần lượt gồm: Bước thoại khởi phát (kí hiệu: I - Initiation); Bước thoại hồi đáp (kí hiệu: R - Response); Bước thoại phản hồi (kí hiệu: F - Followup). Xem xét ví dụ mang tính chất kinh điển được Sinclair và Coulthard (dẫn theo Mills (2002) [128]) nêu ra sau đây:

Ví dụ (2):

Teacher:Can you tell me why do you eat all that food? Yes.

Pupil: To keep you strong.

Teacher:To keep you strong. Yes. Why do you want to be strong?

(Giáo viên: Em có thể nói cho tơi biết vì sao em phải ăn tất cả những thức ăn này không? Nào.

Học sinh: Thưa thầy để trở nên khỏe mạnh ạ.

Giáo viên:Để trở nên khỏe mạnh. Rồi. // Vì sao em muốn trở nên khỏe mạnh?)

Trong phát ngôn thứ hai của giáo viên “Để trở nên khỏe mạnh. Rồi. // Vì sao em

muốn trở nên khỏe mạnh?” rõ ràng có một đường ranh giới phân định phát ngơn này

thành hai đơn vị nhỏ hơn, Bellack (1966) (dẫn theo [10, tr.297]) gọi đơn vị nhỏ hơn này là movetạm dịch làbước thoại. Như vậy, bước thoạicó thể trùng với một lượt lời (turn - taking) hoặc khơng và có thể gồm nhiều hơn một hành động ngơn từ. Đơn vị cơ

sở của hội thoại, cấu tạo nên các bước thoại là hành động ngôn từ (speech act) được Sinclair và Coulthard xác lập và phân loại theochức năng của các hành động nói này đối với bước thoại, chẳng hạn hành động phát vấn (elicitation act) có chức năng nhằm nhận được câu trả lời.

Mơ hình phân tích diễn ngơn lớp học (classroom) theo năm bậc của Sinclair và Coulthard tỏ ra thích hợp khi ứng dụng vào phân tích diễn ngơn pháp đình (courtroom)

trong tiếng Việt. Năm bậc của diễn ngơn pháp đình được xác định bao gồm: 1) Bậc 1:

Cuộc thoại xét xử(phiên tòa); 2)Bậc 2:Phiên giao dịchxung quanh một vấn đề cụ thể

trong cuộc thoại xét xử có nhiều vấn đề; 3)Bậc 3: Cặp trao đápnằm trong phiên giao

dịch, trong đó, các NVGT gồm Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát và luật sư thường có vai trị trao lời; các NVGT gồm bị cáo, người bị hại (hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại), người làm chứng, người có QL&NVLQ thường có vai trị đáp lời; 4)

Bậc 4:Bước thoại nằm trong một cặp trao đáp; 5)Bậc 5: Hành động ngôn từ - đơn vị cơ bản cấu tạo nên bước thoại.

Mơ hình quan sát được như sau:

Hình 2.1. Cấu trúc năm bậc của tương tác pháp đình

Việc tiến hành đầy đủ các giai đoạn xử án với những cặp tương tác nổi trội nêu trên góp phần củng cố cấu trúc tương tác năm bậc và là điều kiện đảm bảo tính pháp lí cho tương tác pháp đình. Cấu trúc tương tác pháp đình nằm trong cái khung trình tự tố tụng hình sự theo luật định, khơng phát triển ngẫu hứng theo trạng thái nhận thức tâm lí

nhất thời của mỗi cá nhân. Quan hệ quyền lực trong giao tiếp pháp đình chỉ được thừa nhận khi từng phần, từng bước của cuộc tương tác đảm bảo đúng đắn về mặt pháp lí.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 39 - 41)