Nhóm Bắt buộc

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 125 - 126)

II. ĐIỀU KHIỂN 20 Bắt buộc 73 8 81 0 1

d.Nhóm Bắt buộc

Nhóm HĐNT này chỉ gồm một HĐNT buộc, với đích ngơn trung: SP1 cưỡng bức, ràng buộc SP2 thực hiện một nghĩa vụ, trách nhiệm, hành động nào đó; SP2 bắt buộc phải tuân theo, nếu không tuân theo sẽ phải chịu những chế tài luật định. HĐNT

này được biểu thị bằng những phát ngơn có động từ ngơn hànhbuộc; có chứa động từ

tình thái phải, cần hoặc bằng những phát ngơn chứa tổ hợp tình thái tính có trách nhiệm, chịu trách nhiệm, có nghĩa vụ.

Động từ tình thái phải diễn đạt tường minh nhất trách nhiệm, nghĩa vụ đối với một hành động hoặc sự kiện nào đó của chủ thể pháp luật gắn với động từ này. Trong phát ngơn của NVGT quyền lực cao, động từ tình thái phảiđứng trước biểu thức ngôn ngữ là nội dung mệnh đề X, với cấu trúc chung như sau:

phải X = bắt buộc, cưỡng bức (thực hiện) X

Xem xét vai trị biểu thức ngơn ngữ là nội dung mệnh đề X, có thể thấy X thường có cấu tạo do một động từ hoặc một ngữ động từ đảm nhiệm, nội dung chính là nghĩa vụ mà SP2 phải thực thi; cho dù nghĩa vụ đó thường là điều mà SP2 khơng mong muốn, cố tình che giấu hoặc khơng thực hiện trước đó. Tính chất bắt buộc của động từ tình tháiphải được xét ở những khía cạnh áp đặt khác nhau tùy thuộc vào vai trị của X: 1) X có thể là động từ chỉ nhận thức đúng đắn lẽ ra phải có ở người nghe nhưng đã khơng có nhưphải nhớ, phải biết, phải xác định được việc đó, phải nghĩ đến hậu quả... Nhân danh người có hiểu biết, nhận thức đúng đắn về pháp luật, SP1 áp đặt cách suy nghĩ nhận thức đúng đắn, chủ đích tác động đến tư tưởng của SP2. 2) X cũng có thể là một hành động mà người nghe khơng muốn làm hoặc đã không làm nhưphải khai, phải giữ mình, phải chấp nhận, phải tuân theo pháp luật, phải dừng lại...Ở đây, phát ngơn của người nói vừa mang tính mệnh lệnh vì SP1 dùng uy quyền, vị thế của mình để buộc SP2 phải thực hiện, SP2 chỉ có một lựa chọn duy nhất và khơng thể trốn tránh, chối từ; đồng thời vừa mang tính yêu cầu, chỉ dẫn cho SP2 hành động đúng đắn. SP1 nhân danh cơng lí/luật pháp, lẽ phải/ chuẩn mực đạo đức để buộc SP2 thực hiện X.

Để nhấn mạnh đến nghĩa vụ ràng buộc, các NVGT cịn sử dụng động từ ngơn hành buộc kết hợp với động từ tình thái phải để tạo thành một cấu trúc có tính bắt buộc cao hơn, tăng hiệu lực cho phát ngôn thực hiện HĐNT bắt buộc:

buộc (đối tượng giao tiếp) phải (thực hiện nội dung X)

Ví dụ (52):

Buộc hai bị cáo phảicấp dưỡng tiền ni con chung của anh Trần Hồng Ninh với chị Trần Thị Ngọc từ ngày 27/02/2005 đến nay là chín mươi tháng...

Bên cạnh đó, động từ tình thái phảicịn kết hợp chặt chẽ với tổ hợp tình thái tính chỉ nghĩa vụ, trách nhiệm đứng sau nó nhưphải có trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm, phải có nhiệm vụ... SP1 nhấn mạnh nghĩa vụ, trách nhiệm mà SP2 buộc phải chấp nhận và thực hiện, vì SP2 đã gây ra những hành vi sai trái trước đó.

Ví dụ (53):

Người ta đánh hậu quả thế nào thì bị cáophải chịu trách nhiệm.

Ngay kể cả khi động từ tình thái phải khơng lộ diện tường minh thì cấu trúc

động từbuộc+ động từ hành độngcũng diễn đạt nét nghĩa bắt buộc khách quan thuộc logic chức phận. Nếu thêm động từ tình thái phải vào vị tríΦ trong phát ngơn “Tổng

hợp hình phạt cả hai tộibuộc bị cáo Lý Văn Trường Φ chấp hành chung là tử hình”

thì ý nghĩa chung của phát ngơn vẫn giữ ngun.

Một vấn đề đáng lưu ý là thực tế giao tiếp pháp đình cho thấy ngay cả những NVGT có quyền lực cao cũng chịu áp lực khách quan thuộc logic trách nhiệm, chức phận. Những biểu thức ngôn ngữ mở rộng kiểu nhưcần phải, buộc phải chủ yếu xuất hiện trong phát ngôn của NVGT có vị thế cao.

Ví dụ (54):

Vì vậy cần phảiáp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với bị cáo.Cần phảicách li bị cáo ra khỏi đời sống xã hội.

Xét trên bình diện giao tiếp, những chủ thể giao tiếp có quyền lực cao này được Nhà nước trao cho nghĩa vụ xét xử bị cáo theo đúng pháp luật Việt Nam. Việc xét xử này nhằm đem lại sự an toàn cho cộng đồng và răn đe, giáo dục những kẻ có ý định phạm tội.

Một phần của tài liệu Các phương tiện ngôn ngữ biểu thị quyền lực trong giao tiếp hành chính tiếng Việt (Trang 125 - 126)