QUYỀN LỰC TRONG TƯƠNG TÁCPHÁP ĐÌNHTIẾNG VIỆT
2.1.3. Quyền lực và điều khiển chủ đề hội thoại trong tương tác pháp đình
Hymes coi chủ đề là quy chiếu chung của nội dung diễn ngôn trong quan hệ với ngữ cảnh. Dựa vào phạm vi nội dung, có thể phân chia chủ đề hội thoại thành: chủ đề chung(marcro - topic) tức nội dung giao tiếp cho cả cuộc thoại nói chung vàchủ đề cụ thể (micro - topic) tức nội dung giao tiếp cho từng giai đoạn cụ thể trong cuộc thoại. Để xem xét chủ đề diễn ngôn, Cook đặt ra yêu cầu “cần xét đến các đặc điểm ngồi
đang làm” (dẫn theo [73, tr.51]). Mỗi cuộc thoại đều có một khn khổ nội dung nhất
định và mỗi NVGT tham gia đóng góp trong khn khổ nội dung đó. Phần đóng góp giữa những NVGT này có thể bình đẳng hoặc khơng. NVGT nào giành được quyền khởi phát chủ đề hội thoại; quyền duy trì và triển khai chủ đề hội thoại càng triệt để thì mức độ quyền lực càng lớn.
Nếu trong hội thoại đời thường, chủ đề hội thoại có thể xuất hiện ngẫu hứng và thay đổi theo thói quen cá nhân của mỗi NVGT - phổ biến là người nói sau trượt theo chủ đề của người nói trước; thì trong hội thoại pháp đình, khung chủ đề chung định hình từ trước khi hoạt động giao tiếp bắt đầu với bốn phần tương ứng bốn giai đoạn xử án: phần thủ tục, phần xét hỏi, phần tranh luận, phần tuyên án. Chủ đề của bốn phần này có quan hệ tuyến tính theo trình tự thời gian; mỗi chủ đề lại có quan hệ tầng bậc, chứa trong nó những chủ đề nhỏ hơn. Hệ thống chủ đề chung và chủ đề cụ thể trong tương tác pháp đình được hình dung như sau:
Tầng 1 gồm bốn chủ đề xét xử trong khung cấu trúc theo luật định. Tầng 2 gồm những NVGT tham gia vào tương tác, cụ thể: BC - bị cáo; BH - người bị hại; NC - người làm chứng; NQLVNVLQ - người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; LS - luật sư; KSV - kiểm sát viên: CT - chủ tọa. Tầng 3 là những nội dung chi tiết hơn trong mỗi chủ đề xét xử.
Trước hết, có thể thấy quyền lực “tồn năng” của Hội đồng xét xử trong tồn bộ tiến trình xử án biểu hiện ở khả năng kiểm soát hệ thống chủ đề. Từ giai đoạn chuẩn bị xét xử, Hội đồng xét xử đã nghiên cứu kĩ hồ sơ vụ án và phác thảo một khung chủ đề (từ chủ đề chung đến những chủ đề cụ thể) - một kịch bản dự kiến - để tập trung vào những thông tin cần làm sáng tỏ. Bước vào phiên tòa, chủ tọa là NVGT duy nhất nắm quyền khởi phát, duy trì, triển khai và chuyển đổi chủ đề hội thoại cho tất cả các giai đoạn xét xử. Cụ thể: Sau khi thực hiện nghi thức chào hỏi, chủ tọa - người có quyền lực tối cao - đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, xác lập chủ đề chung cho cuộc thoại.
Ví dụ (7):
Chủ tọa: Mời mọi người ngồi. Bị cáo đứng dậy! Hơm nay, ngày 11/9/2012, tại trụ sở Tịa án nhân dân thành phố Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Văn Ký bị Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội truy tố về tội Giết người. Thay mặt Hội đồng xét xử, tôi tuyên bố khai mạc phiên tòa.
Mở đầu mỗi giai đoạn xét xử, cũng chính chủ tọa lại tiếp tục cơng khai đưa ra chủ đề bao quát, định hướng cho các NVGT khác tương tác một cách hài hòa, chẳng hạn như: Kết thúc chủ đề kiểm tra căn cước, lí lịch, chuyển sang chủ đề xét hỏi; kết thúc chủ đề xét hỏi, chuyển sang chủ đề tranh luận; kết thúc chủ đề tranh luận, chuyển sang chủ đề tuyên án; thông báo bắt đầu chủ đề tuyên án.
Ví dụ (8 - 11):
- Hội đồng xét xử kết thúc phần thủ tục bắt đầu phiên tòa, chuyển sang phần xét hỏi. Mời đại diện Viện kiểm sát công bố bản cáo trạng.
- Hội đồng xét xử kết thúc phần xét hỏi ở đây, chuyển sang phần tranh luận. Đề nghị vị đại diện Viện kiểm sát trình bày bản luận tội đối với bị cáo.
- Tòa tranh luận tạm dừng ở đây. Hội đồng xét xử vào nghị án. Trước khi Hội đồng xét xử vào nghị án, bị cáo được quyền nói lời sau cùng.
- Sau đây Hội đồng xét xử tuyên án bị cáo. Đại diện cho gia đình anh Hải và bị cáo đứng dậy!
Với vị thế quyền lực thấp hơn Hội đồng xét xử một bậc, đại diện Viện kiểm và luật sư khơng có quyền nêu ra chủ đề chung, chủ đề bao quát cho từng giai đoạn xét xử mà chỉ tham gia đặt câu hỏi về những nội dung, chi tiết cụ thể khi được Hội đồng xét xử chuyển giao quyền. Số lượng câu hỏi mà Hội đồng xét xử, đại diện Viện kiểm sát, luật sư và Hội đồng xét xử đặt ra trong tiến trình xét xử có thể biểu hiện rõ nét mức độ kiểm soát của mỗi NVGT này đối với hoạt động triển khai chủ đề hội thoại. Cụ thể như sau:
Bảng 2.4. Tỉ lệ câu hỏi của nhân vật giao tiếp có quyền lực cao
Nhân vật giao tiếp Số lượng Tỉ lệ
Hội đồng xét xử 2549 90.5 % Đại diện Viện kiểm sát 190 6.7 %
Luật sư 79 2.8 %
Tổng số phát ngôn hỏi: 2818 100%
Bảng 2.4. cho thấy quyền lực “toàn năng” của Hội đồng xét xử biểu hiện qua số lượng 2818 phát ngôn hỏi mà Hội đồng xét xử tạo lập, chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối 90.5% trong tổng số câu hỏi mà các NVGT có quyền lực tư pháp đặt ra. Đối với bị cáo, người bị hại hoặc đại diện người bị hại, người làm chứng hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, chủ tọa có quyền lật đi lật lại nhiều chi tiết ngóc ngách của sự việc qua hàng loạt câu hỏi nghi vấn:ở đâu, khi nào, tại sao, cái gì, thế nào, có...khơng, đã... chưa... Chủ tọa có thể chia chủ đề cụ thể thành những “mẩu”, “mảnh” sự kiện để xác
minh hoặc bám vào những chi tiết hé lộ trong câu trả lời của đối tác giao tiếp để truy vấn như trong ví dụ (12) dưới đây và chỉ dừng truy vấn khi thơng tin đã sáng tỏ.
Ví dụ (12):
Chủ tọa:Sau khi gặp nhau, các bị cáo làm những động tác gì?
Bị cáo:Dạ, nói chuyện tại nhà.
Chủ tọa:Nói chuyện tại nhà, bàn bạc với nhau những gì?
Bị cáo:Khơng chỉ nói chuyện hỏi thăm sức khỏe, công việc, làm ăn ra sao.
Chủ tọa:Có bàn bạc với nhau gì khơng?
Bị cáo:Khơng ạ. Anh em ngồi thì bị cáo rủ đi chơi thơi.
Chủ tọa:Đi chơi, cụ thể đi đâu?
Trong ngữ liệu của chúng tôi, đại diện Viện kiểm sát, luật sư hầu như chưa thể hiện rõ vai trị điều khiển chủ đề trong tương tác pháp đình tiếng Việt, biểu hiện ở tỉ lệ phát ngôn hỏi dưới mức 10% tổng số phát ngôn hỏi. Nhà ngôn ngữ học pháp luật Liao Meizhen (2003) (dẫn theo [115, tr.115]) khi nghiên cứu giao tiếp pháp đình Trung Quốc trong phạm vi xét xử án hình sự thống kê lượng phát ngôn hỏi của kiểm sát viên chiếm 46,01%, chủ tọa chiếm 45,45% trong tổng số phát ngôn hỏi và kết luận kiểm sát viên điều khiển nhiều chủ đề hơn chủ tọa. Nguyên nhân là do kiểm sát viên có trách nhiệm truy tố bị cáo, cung cấp bằng chứng trước tòa và tranh luận với các bên bảo vệ bị cáo. Đối với trường hợp giao tiếp pháp đình Việt Nam, việc Hội đồng xét xử sử dụng một số lượng lớn câu hỏi cũng cho thấy đặc điểm riêng của hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam. Tịa án (Hội đồng xét xử) nắm giữ quyền lực lớn - hầu như là toàn bộ trách nhiệm thẩm vấn, chứng minh và kiểm tra chứng cứ về các vấn đề thuộc nội dung vụ án. Dù là chủ đề chung hay chủ đề cụ thể, quyền điều khiển chủ đề của chủ tọa đều củng cố quyền lực“toàn năng” mà chủ tọa nắm giữ, giúp người khác nhận
ra thủ tục pháp lí, đảm bảo trật tự cũng như hiệu quả phiên tòa.