Nguồn: tổng hợp của tác giả
3.5.3. Bước 3 - Xử lý dữ liệu đánh giá
‒ Làm sạch dữ liệu: Đây là khâu quan trọng trong quá trình xử lý, bao gồm
việc kiểm tra từng phiếu đánh giá về các mặt: Phiếu có trả lời thiếu câu hỏi? Câu trả lời có hợp lý?... Nếu phiếu trả lời không đảm bảo độ hợp lý thì phải loại bỏ. Việc này được thực hiện theo kỹ thuật xử lý trên phần mềm thống
kê.
‒ Thống kê dữ liệu theo từng loại hình đánh giá trên phần mềm chuyên dụng:
+ Đánh giá của sinh viên về giảng viên + Tự đánh giá của giảng viên
+ Đánh giá của đồng nghiệp + Đánh giá của nhà quản lý + Hồ sơ giảng dạy và nghiên cứu
3.5.4. Bước 4 - Tổng hợp và báo cáo thông tin đánh giá
3.5.4.1. Phần mềm tổng hợp thông tin đánh giá trên các mặt kiến thức, kỹ năng và thái
độ của giảng viên trong từng hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, từ đó tính tốn ra các
chỉ số đánh giá:
‒ Chỉ số tổng hợp: phục vụ mục đích xếp hạng giảng viên nói chung.
‒ Chỉ số về giảng dạy: xếp hạng giảng viên trong hoạt động giảng dạy.
‒ Chỉ số về nghiên cứu: xếp hạng giảng viên trong hoạt động nghiên cứu.
‒ Các chỉ số phụ về kiến thức, kỹ năng, thái độ nói chung và trong từng hoạt
động giảng dạy và nghiên cứu.
‒ Các chỉ số phụ về từng loại hình đánh giá...
Thơng tin có được từ câu hỏi mở trong các phiếu đánh giá cũng được tổng hợp thành văn bản đính kèm với bảng thống kê chỉ số nêu trên.
3.5.4.2. Phần mềm phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả đánh giá giảng viên,
dựa trên:
‒ Thông tin cá nhân giảng viên: độ tuổi, giới tính, học hàm học vị, thâm niên
cơng tác, ...
‒ Thông tin về môn học do giảng viên phụ trách.
‒ Thông tin về Khoa/Bộ môn quản lý giảng viên.
Trên các tiêu chí về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong giảng dạy và nghiên cứu, theo trọng số được cơ sở đào tạo quy định tùy
thuộc mục đích đánh giá và chiến lược phát triển của trường
3.5.5. Bước 5 - Thông báo kết quả và ra quyết định
Phòng đảm bảo chất lượng trực tiếp gửi kết quả đánh giá đến cho giảng viên. Giảng
viên có khoảng thời gian nhất định để phản hồi thơng tin nếu thấy không thỏa mãn với kết quả. Việc này đảm bảo tính dân chủ, khách quan và cơng bằng trong đánh giá. Sau đó, Phịng đảm bảo chất lượng gửi kết quả đến Trưởng Khoa/Bộ mơn, Phịng Tổ chức cán bộ và Hiệu trưởng. Quá trình gửi kết quả phải được bảo mật, không để kết
quả đánh giá lan truyền, có thể ảnh hưởng đến uy tín giảng viên. - Căn cứ kết quả đánh giá:
+ Giảng viên có thể nhìn nhận lại hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của bản thân sau một kỳ đánh giá, từ đó rút kinh nghiệm và nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu, từ đó phát triển bản thân.
+ Người quản lý trực tiếp của giảng viên - Trưởng Khoa/Bộ môn - ra các quyết định liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, phân công nhiệm vụ... và các hành động khuyến
khích, khen thưởng hoặc nhắc nhở, phê bình... trong phạm vi chức trách của mình, từ
đó phát triển hoạt động chuyên môn của đơn vị, xây dựng tập thể vững mạnh. Tùy
mục đích, Trưởng Khoa/Bộ mơn có thể cơng khai kết quả đánh giá tại cuộc họp của đơn vị để các giảng viên cùng góp ý, rút kinh nghiệm thêm; hoặc trao đổi trực tiếp với
từng giảng viên về kết quả đánh giá.
+ Phòng Tổ chức cán bộ đề xuất Hiệu trưởng (có thể qua Hội đồng thi đua – khen
thưởng) để có các quyết định liên quan đến khen thưởng, kỷ luật, nâng lương, bổ
nhiệm...đối với từng giảng viên sau kỳ đánh giá, xây dựng/điều chỉnh chính sách
hoạch định nguồn nhân lực, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng..., từ đó xây dựng lực lượng nòng cốt, đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển của Trường.
Kết luận Chương 3
Trong Chương 3, từ những phân tích mang tính bối cảnh mở đầu Chương, kết hợp với những kết quả đã đạt được của Chương 1 và 2, tác giả đi sâu nghiên cứu hệ thống đánh giá áp dụng với hai hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên, bắt đầu từ hệ
thống tiêu chí đến quy trình tổng thể trong công tác đánh giá.
Hệ thống tiêu chí đánh giá được xây dựng trên cơ sở khung tiêu chuẩn trong từng hoạt
động của giảng viên và phân tách thành các nguồn đánh giá cụ thể: người học, giảng viên
tự đánh giá, đồng nghiệp, người quản lý và hồ sơ giảng dạy - nghiên cứu. Cũng trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở Chương 1 và 2 về vai trị của các khía cạnh hoạt động của giảng
viên và các nguồn đánh giá, tác giả gợi ý trọng số của từng loại hoạt động và nguồn
thông tin đánh giá.
Quy trình đánh giá được tác giả đề xuất ở phần cuối Chương 3 gồm năm bước, được
mô tả dưới dạng diễn giải và sơ đồ hóa. Những đề xuất của tác giả ở phần này cũng được hình thành trên cơ sở tổng quan nghiên cứu ở Chương 1 và những nhận định rút
ra từ Chương 2 về việc cải thiện quy trình đánh giá hoạt động giảng viên.
Các kết quả đạt được của Chương 3 (tiêu chí, trọng số, quy trình) là dữ liệu cho tác giả
đưa ra đề xuất về HTTT hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng viên tại Chương 4, trên các
CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT HTTT HỖ TRỢ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI KINH TẾ
Trong Chương 1 và 3, tác giả đã phần nào chứng minh sự cần thiết của việc áp dụng một HTTT đánh giá hoạt động của giảng viên trong trường đại học. Điều này không
chỉ xuất phát từ thực trạng công tác đánh giá giảng viên đang gặp rất nhiều hạn chế,
mà một quy trình đánh giá giảng viên thực sự rất phức tạp và tốn kém nếu khơng có một HTTT hỗ trợ. Chương 2 cũng đã đề xuất một bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giảng viên gồm hai phần:
(1) Đánh giá năng lực của giảng viên, được thực hiện dựa trên phiếu hỏi đối với bốn nguồn đánh giá: người học đánh giá, giảng viên tự đánh giá, đồng nghiệp đánh giá và người quản lý đánh giá. Mỗi phiếu hỏi gồm các câu hỏi theo thang đo Likert từ 1 đến 5 điểm, đo sự cảm nhận của các đối tượng đánh giá đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của một giảng viên (trong đó, người học chỉ đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên). Điểm đánh giá theo từng tiêu chí trong khung
KSA được tính trung bình trên từng nguồn đánh giá, quy đổi về thang điểm 10. (2) Đánh giá kết quả hoạt động của giảng viên, dựa trên hai nguồn: giảng viên tự
đánh giá và người quản lý đánh giá. Kết quả hoạt động giảng dạy do giảng viên tự
khai nhận số lớp và số giờ giảng và người quản lý xác nhận mức độ hồn thành
cơng việc trên nhiệm vụ được giao, điểm đánh giá chỉ trên hai mức đạt và chưa đạt. Kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên việc giảng viên khai nhận lý lịch khoa
học hàng năm, với điểm đánh giá dựa trên số giờ nghiên cứu khoa học, được quy
đổi từ các sản phẩm nghiên cứu khoa học của giảng viên trong một năm.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu này, kết hợp cách tiếp cận phân tích và thiết kế HTTT quản lý của các tác giả Nguyễn Văn Vỵ (2004), Hàn Viết Thuận (2008), tác giả tiến hành xây dựng HTTT hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa
học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế theo các giai đoạn:
‒ Mô tả tổng quan về hệ thống
‒ Phân tích chức năng qua sơ đồ chức năng công việc (BFD)
‒ Xây dựng mơ hình nghiệp vụ trong hệ thống hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng viên cùng các công thức tính tốn điểm đánh giá kèm theo
‒ Xây dựng mơ hình quan hệ thực thể
‒ Xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá hoạt động giảng viên đại học
‒ Đề xuất nền tảng công nghệ cho hệ thống
‒ Xây dựng sản phẩm cuối cùng: hệ thống hỗ trợ đánh giá trên nền web
Ngoài ra, tác giả sử dụng một số mơ hình tốn học trong việc phân tích và lựa chọn hệ chỉ tiêu đánh giá.
4.1. Mơ hình ngữ cảnh và mơ hình khái niệm của HTTT hỗ trợ đánh giá
hoạt động giảng viên
4.1.1. Mơ hình ngữ cảnh của HTTT hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng viên
Hình 4.1 cho ta hình dung được “HTTT hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng viên” là một bộ phận trong tổng thể các HTTT quản lý của một trường đại học. HTTT này có quan hệ tương tác về mặt thơng tin với ba HTTT quản lý đã có là: Hệ thống quản lý đào tạo,
hệ thống quản lý khoa học và hệ thống quản lý nhân sự. Nếu những hệ thống này đã
được tin học hóa, thì “HTTT hỗ trợ đánh giá giảng viên” có thể lấy dữ liệu ban đầu từ
các hệ thống này làm cơ sở cho việc tổ chức thu thập thông tin cũng như thực hiện các xử lý sau này. Ngoài ra, các đối tượng khác quan tâm (như ban lãnh đạo) có thể truy
nhập vào hệ thống để tìm kiếm và xem các thông tin cần thiết.