5. Những đóng góp mới của đề tài
1.4. Các nguồn đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên đại học
1.4.4. Nguồn đánh giá thông qua giảng viên tự đánh giá
Khoa học về quản trị nhân lực đã khẳng định tự đánh giá là một nguồn đánh giá rất
có ý nghĩa với người được đánh giá, bởi nó thể hiện rằng người lao động được tham
gia vào quá trình đánh giá hoạt động của họ, qua đó họ có phản ứng tích cực hơn đối với q trình đánh giá (Payne và đồng sự, 2009).
“Nhìn từ góc độ quản lý giáo dục, giảng dạy và nghiên cứu là những cơ hội đặc biệt
để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm
tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giảng viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Thế giới của người giảng viên là thế giới học tập trong đó cơ hội dành cho tự
giáo dục và thoả mãn sự ham hiểu biết mà khơng có ngành nghề nào có thể sánh
được. Trong khi giáo dục những người khác, người giảng viên nhận ra những điểm
yếu và tiềm năng của chính bản thân mình. Do vậy, người giảng viên trước hết phải có tinh thần và được tạo cơ hội để tự đánh giá mình.” (Nguyễn Thị Thu Hiền, 2011) Tự đánh giá ngày nay được sử dụng phổ biến, rộng rãi như là một thành tố trong đánh giá hoạt động giảng viên, đặc biệt là hoạt động giảng dạy. Thơng qua đó, giảng
viên khơng những có thể nhìn được thấu đáo mơn học của mình và những mục tiêu giảng dạy mà cịn tìm được những mấu chốt căn bản cho việc cải thiện khả năng
giảng dạy trên lớp (Seldin, 1999).
So sánh với những nguồn đánh giá khác trong giảng dạy, bao gồm sinh viên và đồng nghiệp, đánh giá của sinh viên và tự đánh giá thường có những điểm giống nhau về điểm mạnh và điểm yếu của giảng viên (Braskamp, Caulley and Costin, 1979).
Giảng viên tự đánh giá thường khơng chịu ảnh hưởng q mức của giới tính, tuổi tác,
địa vị, số lượng công việc, hoặc số năm kinh nghiệm giảng dạy của người đó
(Feldman, 1989).
Tự đánh giá được xem là có ích cho việc cải thiện chất lượng giảng dạy hơn là trợ
giúp đưa ra các quyết định về nhân sự. Lý do là yêu cầu giảng viên tiến hành tự đánh giá, mà khơng có nỗi sợ bị phạt, mở cho giảng viên cơ hội tự nhìn nhận lại bản thân khắt khe hơn và cung cấp cơ sở dữ liệu sạch hơn cho việc cải thiện các kỹ năng và phương pháp giảng dạy.
Tự đánh giá có một số điểm mạnh và điểm yếu như sau: Điểm mạnh là giảng viên có thể sử dụng các thông tin để tự điều chỉnh phương pháp giảng dạy của mình, bên
cạnh đó các thơng tin đánh giá liên quan trực tiếp đến mục tiêu và nhu cầu của giảng
viên. Song điểm yếu của phương pháp này là nếu đây trở thành hình thức bắt buộc và giảng viên buộc phải nộp báo cáo tự đánh giá của mình, kết quả tự đánh giá sẽ khơng khách quan. Nói cách khác tự đánh giá có đủ tính xác thực và tính tin cậy để đảm
bảo cho việc sử dụng, đặc biệt là để giúp giảng viên tham gia vào quá trình liên tục
tự điều chỉnh để tiến bộ. Sử dụng các minh chứng tự đánh giá một cách thận trọng sẽ
đem lại những kết quả cao đối với các mục đích của cả cá nhân và nhà trường. (Phạm
Văn Hùng, 2010)