Câu hỏi (trên thang 5 điểm) Điểm trung bình Số câu hỏi quá nhiều nên trả lời mất trên 5 phút. 3.1
Các câu hỏi quá phức tạp nên khó trả lời. 2.5
Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên là không cần thiết. 2.5 Việc trả lời phiếu lấy ý kiến gây mất thời gian cho sinh viên. 2.5 Thời điểm trả lời phiếu lấy ý kiến không phù hợp. 3.0 Sinh viên khơng rõ mục đích lấy ý kiến phản hồi. 2.6 Sinh viên thích trả lời phiếu lấy ý kiến trên máy tính hơn trên giấy. 3.1
Nguồn: tính tốn của tác giả
Trong nhóm các câu hỏi sinh viên về ý nghĩa của việc lấy ý kiến phản hồi của người học, đa số sinh viên cho rằng việc này là cần thiết, sinh viên hiểu rõ mục đích của việc lấy phiếu phản hồi và không cho rằng sẽ gây mất thời gian cho họ. Tuy nhiên, con số này chưa hẳn cao (51-56% khẳng định điều này, 21-26% khơng có ý kiến rõ ràng, 19- 24% cho ý kiến ngược lại), do đó tác giả tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của công
tác quảng bá, tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động lấy ý kiến phản hồi của
người học.
Khi tìm hiểu sâu khía cạnh này, tác giả cũng nhận thấy số liệu thống kê ủng hộ kết quả nghiên cứu định tính tại Chương 2.
Bảng 5.10. Kết quả khảo sát trên các sinh viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về việc lấy ý kiến phản hồi đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên Tỷ lệ khẳng định đồng ý
Sinh viên năm thứ
1 2 3 4
Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên là cần thiết. 54% 60% 54% 42%
Việc trả lời phiếu lấy ý kiến không gây mất thời gian cho sinh viên. 72% 60% 52% 39%
Sinh viên nắm rõ mục đích lấy ý kiến phản hồi. 67% 53% 51% 42%
Tỷ lệ khẳng định không đồng ý
Việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên là cần thiết. 28% 20% 24% 36%
Việc trả lời phiếu lấy ý kiến không gây mất thời gian cho sinh viên. 14% 15% 22% 31%
Sinh viên nắm rõ mục đích lấy ý kiến phản hồi. 16% 22% 25% 26%
Nguồn: tính tốn của tác giả
Rõ ràng, sinh viên càng học lâu năm ở trường, càng tỏ ra bi quan về mục đích, ý nghĩa của việc lấy ý kiến phản hồi của người học. Điều này cho thấy việc công bố kết quả đánh giá của giảng viên có thể là cách thức để sinh viên hiểu rõ đánh giá của mình được sử dụng với mục đích gì, và tin tưởng hơn vào hệ thống đánh giá của Trường.
Cuối cùng, khi được hỏi về lựa chọn đánh giá trên giấy hay trên mạng, tác giả nhận được kết quả như sau từ khảo sát sinh viên:
Bảng 5.11. Kết quả khảo sát trên các sinh viên tham gia nghiên cứu thử nghiệm về so sánh giữa trả lời phiếu trên máy tính và trên giấy
Câu hỏi thích trả lời phiếu lấy ý kiến trên máy tính hơn trên giấy
Sinh viên năm thứ
1 2 3 4 Tổng
Tỷ lệ khẳng định không đồng ý 22% 31% 36% 34% 34% Tỷ lệ khẳng định đồng ý 33% 39% 38% 42% 39%
Tỷ lệ không rõ ý kiến 44% 30% 26% 24% 27%
Nguồn: tính tốn của tác giả
Như vậy, số sinh viên khẳng định ưu tiên trả lời phiếu trên máy tính hơn trên giấy cao hơn so với số khẳng định ngược lại. Đặc biệt, sinh viên năm thứ 2 trở đi có xu hướng
trả lời rõ ràng hơn về ý muốn này, và số sinh viên năm thứ 4 khẳng định đồng ý lên tới 42% (24% không rõ ý kiến, 34% không đồng ý). Tuy sự chênh lệch giữa việc lựa chọn
hai loại hình trả lời phiếu khơng cao, nhưng đã có xu hướng sinh viên ưa thích việc đánh giá trên máy tính hơn. Điều này một lần nữa là minh chứng cho những phân tích
tại Chương 1 về ưu điểm đối với đánh giá trên mạng trong việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên, và là cơ sở tương đối vững chắc để tác giả tiếp tục đề xuất HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá trên mạng, kèm theo những biện pháp hỗ trợ để tăng tỷ lệ phản hồi của sinh viên.
5.5. Một số khuyến nghị đối với nhà quản lý
5.5.1. Tạo vị trí vững chắc cho hệ thống đánh giá giảng viên
Cần nâng cao nhận thức về đánh giá hoạt động của giảng viên cho các cấp lãnh đạo và giảng viên tại cơ sở đào tạo. Mọi người cần hiểu được mục đích, hiệu quả của hoạt động đánh giá và những lợi ích hoạt động này mang lại trong quá trình nâng cao chất
lượng đào tạo.
Xây dựng các chính sách cho việc đánh giá hoạt động của giảng viên: cách thức sử
dụng kết quả đánh giá cho việc thăng chức, tăng lương, thưởng, phạt hoặc các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như cân nhắc các quyết định về
nhân sự. Ngoài ra, cần cung cấp một nguồn kinh phí nhất định giành cho việc đánh giá
để có thể duy trì hoạt động này và không ngừng cải thiện chất lượng giảng dạy và
nghiên cứu khoa học trong nhà trường.
Hiện nay, để hoạt động đánh giá được quan tâm đúng mức điều quan trọng là hệ thống
đánh giá giảng viên được đặt trong sứ mạng về học thuật cũng như nghiên cứu của cơ
sở đào tạo. Sự tán thành của lãnh đạo là điều tối quan trọng. Khi tiến hành điều tra, đánh giá giảng viên, cùng với quyết định của nhà trường cần kèm theo một dạng tài
liệu của lãnh đạo nhà trường (quy định, thơng báo) đề cập đến vai trị của việc đánh
giá trong bối cảnh của nhà trường.
5.5.2. Hỗ trợ hoạt động đánh giá
Hệ thống đánh giá cần mô tả chi tiết hệ thống câu hỏi, cách tính điểm đánh giá và
hướng dẫn sử dụng đối với giảng viên (và cả sinh viên). Các hoạt động tập huấn,
hướng dẫn dành cho giảng viên (và cả sinh viên) cần được xem trọng khi triển khai hệ thống đánh giá qua mạng.
Việc xử lý và phản hồi nhanh kết quả đánh giá là ưu điểm của HTTT đánh giá giảng viên, tuy nhiên việc kiểm tra dữ liệu, lọc bỏ phiếu không hợp lệ, thông báo để người
trên mạng là việc vô cùng cần thiết, đòi hỏi nguồn lực nhất định để kết quả đánh giá đảm bảo chính xác, ít nhất là về mặt kỹ thuật.
Thông thường, đơn vị chịu trách nhiệm bảo đảm chất lượng tại một cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động của giảng viên. Tuy nhiên, cơ sở đào tạo nên chỉ định đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình vận hành và bảo trì hệ thống này (ví dụ như Viện CNTT kinh tế tại ĐHKTQD).
5.5.3. Giáo dục sinh viên về vai trò của họ trong quá trình đánh giá giảng viên
Việc sinh viên đánh giá giảng viên là một việc tương đối mới, chưa thành thói quen, nền nếp của sinh viên, cho nên cần dành thời gian tuyên truyền, nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của cơng tác này, đồng thời có hướng dẫn cụ thể cho sinh viên về cách thức đánh giá. Trong quy định đối với sinh viên cần ghi
rõ đây vừa là một nghĩa vụ họ phải thực hiện, vừa là một quyền họ cần sử dụng. Phải làm rõ quyền đó đem lại cho họ những lợi ích gì - vấn đề này liên quan cách thức phản hồi về kết quả đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá.
Tránh để cách đánh giá này chỉ mang tính hình thức như kiểu hơ hào khẩu hiệu, bởi
nếu làm khơng tốt thì sinh viên sẽ không muốn làm tiếp... và như vậy sẽ chỉ tốn thời gian, công sức, không hiệu quả.
Cần thiết phải bảo đảm ý kiến của sinh viên được tôn trọng và những nhận xét, góp ý, kiến nghị hợp lý của họ phải được thực hiện, dẫn tới những đổi mới, cải tiến thật sự.
Những kiến nghị chưa hợp lý của họ phải được giải đáp hoặc phản hồi. Có như thế
sinh viên mới thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đánh giá giảng viên để thực
hiện thật sự nghiêm túc, có suy nghĩ cân nhắc cẩn thận.
5.5.4. Tuyên truyền và sử dụng kết quả đánh giá giảng viên
Kết quả đánh giá cần được thông báo cho các đối tượng quan tâm, kể cả sinh viên, và kết quả đó phải được sử dụng để tạo ra sự chuyển biến thật sự đối với cá nhân giảng viên cũng như chất lượng đào tạo chung của đơn vị đào tạo. Có như thế, việc đánh giá giảng viên mới góp phần vào mục tiêu đảm bảo chất lượng đào tạo đại học
Cần sử dụng kết quả đánh giá để tác động, buộc những giảng viên kém phải cải tiến, sửa chữa, động viên họ phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Giảng
viên yếu kém cần được hỗ trợ, tập huấn, đào tạo bồi dưỡng để nâng cao chất lượng. Điều quan trọng là cùng họ trao đổi để tìm ra biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục,
sửa chữa nhược điểm, tránh tạo ra phản tác dụng, nhất là nếu kết quả đánh giá chỉ được dùng để phê phán, chỉ trích.
Giảng viên nên nói chuyện với sinh viên về cách thức sử dụng kết quả sinh viên đánh giá lần trước để điều chỉnh môn học, qua đó cho sinh viên biết được những đánh giá
trước đây đã được đọc và quan tâm như thế nào. Như vậy sinh viên có cảm giác rằng
những đánh giá của sinh viên trước đây đã được đọc rất kỹ càng và các vấn đề được
giải quyết nếu có thể. Điều đó khuyến khích sinh viên tham gia tích cực, tự nguyện
hơn vào quá trình này.
5.5.5. Các biện pháp khác để tăng tỷ lệ phản hồi của sinh viên trong đánh giá giảng viên giảng viên
Qua nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, bên cạnh việc công khai (ở mức độ nhất định) kết quả đánh giá giảng viên, những biện pháp khác mà một trường đại học Việt
Nam có thể sử dụng để tăng tỷ lệ phản hồi của sinh viên khi lấy ý kiến trên mạng về hoạt động của giảng viên bao gồm: tích hợp hệ thống đánh giá với tài khoản đăng ký học và theo kết quả học tập của sinh viên, trong kỳ đánh giá gửi email tự động nhắc
nhở hàng tuần nếu sinh viên chưa tham gia đánh giá giảng viên, khẳng định sự bảo mật thông tin đánh giá của cá nhân sinh viên trên mạng.
Với sự hỗ trợ của CNTT ngày nay, những biện pháp này hồn tồn có thể áp dụng tại các trường đại học Việt Nam. Cùng những hoạt động nêu ở các phần trên về sử dụng
kết quả đánh giá và giáo dục sinh viên, tác giả cho rằng tỷ lệ phản hồi của sinh viên
đối với đánh giá giảng viên sẽ được cải thiện, trong khi chi phí dành cho các hoạt động
này chắc chắn vẫn tiết kiệm hơn nhiều so với việc tổ chức phát phiếu, nhập liệu và xử lý thủ công các kết quả đánh giá trên giấy.
5.5.6. Chia sẻ các dữ liệu chung trong cơ sở đào tạo
Trong một cơ sở đào tạo, khi áp dụng HTTT hỗ trợ đánh giá giảng viên, các dữ liệu thu thập, xử lý cần được chia sẻ giữa các cá nhân, đơn vị liên quan trực tiếp và gián
tiếp đến cơng tác đánh giá.
Ví dụ, với dữ liệu nghiên cứu khoa học của giảng viên, giảng viên có thể kê khai các cơng trình nghiên cứu trong năm vào hệ thống hỗ trợ đánh giá một lần duy nhất. Từ đó, các đơn vị liên quan như Khoa, Bộ mơn, Phịng Tổ chức cán bộ, Phòng Quản lý
khoa học có thể sử dụng những dữ liệu này. Ngồi ra, giảng viên có thể coi đây là cơ sở lưu trữ thông tin nghiên cứu khoa học cá nhân để chiết xuất dữ liệu lý lịch khoa
học. Trong trường hợp cơ sở đào tạo đã có một hệ thống lưu trữ thơng tin nghiên cứu khoa học của giảng viên khác, được cập nhật hàng năm, thì HTTT hỗ trợ đánh giá cho
phép người sử dụng có thể lấy thơng tin từ các cơ sở dữ liệu có sẵn, làm dữ liệu đầu vào cho hệ thống hỗ trợ đánh giá giảng viên.
Kết luận Chương 5
Trong chương này, tác giả bắt đầu bằng việc trình bày lý do, phương pháp và tiến trình thực hiện nghiên cứu thực nghiệm HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng
viên tại hai Khoa của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Mặc dù số lượng giảng viên
tham gia nghiên cứu thử nghiệm thấp hơn kỳ vọng của tác giả, tuy nhiên những kết quả đạt được tương đối khả quan, thể hiện qua những cảm nhận của người sử dụng -
các giảng viên - trên hai khía cạnh: (1) Hệ thống tiêu chí đánh giá bao hàm khá đầy đủ các khía cạnh của hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên trên hai góc độ đánh giá năng lực và đánh giá kết quả hoạt động; (2) Quy trình đánh giá và phương
thức đánh giá qua mạng thể hiện sự khách quan, minh bạch hơn so với đánh giá qua
các kỳ họp tổng kết. Bên cạnh đó, những ý kiến băn khoăn, góp ý của những người
tham gia nghiên cứu thử nghiệm (người quản lý, giảng viên và sinh viên) là cơ sở để
tác giả đưa ra những gợi ý điều chỉnh HTTT quản lý và hỗ trợ đánh giá trong chương này. Cuối cùng, tổng hợp các phân tích của Chương 2, 3, 4 và 5, tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá hoạt động giảng viên nói chung.
KẾT LUẬN
Có thể nói, đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên là
một công việc phức tạp, mang nhiều tính văn hố và xã hội. Việc lượng hoá hiệu quả hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên đòi hỏi phải xây dựng được một hệ tiêu chí đo lường tin cậy và một quy trình thực hiện khoa học, và hai yếu
tố này phải được hỗ trợ thực hiện nhờ một HTTT hiệu quả trong việc thu thập, xử lý
và báo cáo kết quả đánh giá. Kết quả của quá trình đánh giá là các thông tin phản hồi từ kết quả đánh giá cần được dùng với mục đích chính là cải tiến và điều chỉnh hoạt động của giảng viên và nhà trường.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về hoạt động của giảng viên và tiêu chí đánh giá hoạt động của giảng viên trên thế giới và tại Việt Nam, xuất phát từ thực tế hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên các trường đại học khối kinh tế, trong nghiên cứu này, tác giả đã lần lượt đề xuất:
(1)Một hệ thống tiêu chí đánh giá hoạt động giảng viên có thể coi là phù hợp cho riêng khối ngành kinh tế
(2)Một quy trình đánh giá chuẩn mực và khả thi, có thể áp dụng chung cho các
trường đại học, nhằm phát phát huy những ưu điểm và giảm thiểu những điểm
hạn chế của từng nguồn đánh giá.
(3)Một HTTT hoàn chỉnh, một mặt hỗ trợ cho công tác thu thập thông tin đánh giá từ các nguồn, mặt khác giúp liên kết các nguồn thông tin thành tập hợp dữ liệu thống nhất, để đưa vào xử lý chung và có báo cáo kết quả đánh giá cuối cùng về (1) từng cá nhân giảng viên, (2) đội ngũ giảng viên của một đơn vị trong trường và (3) đánh giá tổng thể về đội ngũ giảng viên của cả trường.
Tuy vậy, do điều kiện thời gian và kinh phí, nghiên cứu này còn nhiều hạn chế, tạo ra những khoảng trống để tiếp tục phát triển trong tương lai, bao gồm:
(1)Nghiên cứu có thể tiếp tục mở rộng phạm vi đánh giá đến các khía cạnh hoạt động khác của giảng viên: đóng góp cho Trường (tham gia xây dựng kế hoạch
và quá trình ra quyết định, tham gia vào các hoạt động của Trường), phục vụ
cộng đồng xã hội (đầu tư thời gian chất xám cho cộng đồng, tư vấn các tổ chức quốc gia hoặc địa phương, tham gia các hoạt động sáng tạo nghệ thuật làm tăng sự phong phú văn hóa cho cộng đồng, dành thời gian và trí tuệ để tham gia các hoạt động vì sự cơng bằng xã hội…), trách nhiệm cơng dân… Từ đó, một