Nguồn đánh giá thông qua hồ sơ giảng dạy

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 40 - 41)

5. Những đóng góp mới của đề tài

1.4. Các nguồn đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu của giảng viên đại học

1.4.5. Nguồn đánh giá thông qua hồ sơ giảng dạy

Hồ sơ giảng dạy không chỉ là cơ chế cung cấp minh chứng thực tiễn, bằng văn bản cho quá trình đánh giá mà cịn là chiến lược tiếp tục, mang tính hợp tác thúc đẩy việc tự xem xét điều chỉnh của quá trình giảng dạy (Phạm Văn Hùng, 2010). Quá trình

phát triển một hồ sơ cũng quan trọng như nội dung của nó. Trong suốt q trình quyết định cách thức để lưu trữ tài liệu một cách hiệu quả nhất về giảng dạy, giảng

viên bắt buộc phải điểm lại những điểm mạnh và điểm yếu và suy nghĩ lại về lý

thuyết giảng dạy và những mục tiêu của môn học. Các thông tin đầy đủ về lý thuyết,

nội dung và hình thức của một hồ sơ giảng dạy được cung cấp trong các nghiên cứu của Shore. Et al (1986); Edgerton, Hutchings và Quinlan (1991).

Theo nghiên cứu của Centra (1979) vào cuối thập kỷ 70 hầu hết các trường đại học ở

châu Âu và Hoa Kỳ đã sử dụng ba nguồn đánh giá hiệu quả giảng dạy, đó là: đồng nghiệp đánh giá, chủ nhiệm khoa và sinh viên đánh giá, trong đó các thơng tin thu thập được từ bảng đánh giá của sinh viên được công nhận là quan trọng nhất. Đến nay, đã

có thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm hơn về các phương pháp đánh giá hoạt động

của giảng viên với bốn đối tượng chủ yếu được sử dụng để đánh giá: sinh viên đánh

giá, đồng nghiệp đánh giá, chủ nhiệm khoa đánh giá và bảng tự đánh giá của cá nhân giảng viên. Các kết quả nghiên cứu đã đúc kết thông tin thu thập từ bảng đánh giá của

sinh viên có thể có những yếu tố thiên lệch do những cá tính hoặc tính cách của giảng viên, sĩ số trong lớp học, tải trọng và độ khó của chương trình học, phương pháp giảng dạy, lĩnh vực giảng dạy, sự hứng thú của sinh viên trước khi vào học, và khả năng diễn giải vấn đề của giảng viên. Mặc dù các nguồn dữ liệu đánh giá từ các đối tượng trên có những hạn chế nhất định, tuy nhiên qua phân tích thống kê các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận các hệ số tương quan giữa sinh viên đánh giá và đồng nghiệp đánh giá và

chủ nhiệm khoa đánh giá đạt mức chấp nhận được. (Nguyễn Văn Thủy, 2010)

Trần Xuân Bách (2009) khẳng định: thông tin lấy từ sinh viên chủ yếu liên quan đến

chất lượng, hiệu quả của công tác giảng dạy. Ngược lại thông tin đánh giá lấy từ thủ trưởng đơn vị có ý nghĩa nhiều hơn khi đánh giá giảng viên với tư cách của một công

dân/viên chức trong đơn vị, cịn trình độ học thuật của giảng viên thì tự người giảng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Phát triển hệ thống thông tin quản lý và hỗ trợ đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên các trường đại học khối kinh tế của Việt Nam – Thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)