3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1.1. Sự cần thiết phải tiến hành nghiên cứu thử nghiệm
Theo Kavanagh và Thite (2008), các nhà nghiên cứu về HTTT quản trị nhân sự
(HRIS) luôn nhấn mạnh yêu cầu kiểm tra phản ứng của người sử dụng đối với những quá/tiến trình quản trị nhân sự được thực hiện thông qua những hệ thống như vậy. Hedge và Borman (1995) đã dự báo rằng thái độ của người được đánh giá có thểđóng vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình phát triển các hệ thống và quy trình đánh giá. Thậm chí phản ứng của người được đánh giá có thể tác động tới động cơ, năng suất của người lao động (người được đánh giá) và cam kết của tổ chức (Cook và Crossman, 2004; Dickinson, 1993; Pearce và Porter, 1986). Sự hài lòng của người
được đánh giá thể hiện mức độ hệ thống và kết quảđánh giá đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người được đánh giá.
Trên thực tế, các nghiên cứu chứng minh rằng nhiều vấn đề nảy sinh phức tạp chủ yếu
ở giai đoạn vận hành và đưa một HTTT vào hoạt động hơn là giai đoạn thiết kế ban
đầu (Vương Thanh Hương, 2004). Một trong những nguyên tắc và cũng là khuyến cáo quan trọng của các chuyên gia khi phát triển HTTT quản lý là cần khuyến khích và tạo
điều kiện cho người sử dụng tham gia vào quá trình này càng sớm càng tốt (Trần Thị
Song Minh, 2008).
Bởi các lý do trên, việc đưa HTTT quản lý và hỗ trợđánh giá hoạt động giảng viên mà tác giảđề xuất trên đây vào thử nghiệm tại một cơ sởđào tạo là yêu cầu bức thiết.
5.1.2. Phương pháp và tiến trình thực hiện nghiên cứu thử nghiệm tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân